“CÁI ĐẸP CỨU RỖI THẾ GIỚI” – DOSTYEVSKY

25/01/2022

“CÁI ĐẸP CỨU RỖI THẾ GIỚI” – DOSTYEVSKY

Nguyễn Thị Thảo My

(Lớp 11A1, Trường THPT Vĩnh Viễn, năm học 2021-2022)

Trên thế giới này luôn luôn có hai thứ cùng tồn tại song song với nhau, đó chính là cái đẹp và cái xấu. Con người lâu nay vẫn luôn ý thức được rằng cái đẹp lúc nào cũng là sự lựa chọn tốt nhất cho chính bản thân mình và vì thế Dostyevsky mới cho rằng “Cái đẹp cứu rỗi thế giới”, đây là một nhận định tư tưởng tiến bộ mà nhà văn nổi tiếng người Nga đã đưa ra. Nhưng “cái đẹp” ở đây là gì? Để hiểu rõ về “cái đẹp” và bản chất thật sự của nó thì ta hãy cùng phiêu dạt vào những “những vùng biển” mà sâu dưới đáy đại dương là “hòm kho báu” lớn chứa đầy những “cái đẹp đẽ” nhất để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề trên của Dostyevsky.                     

“Cái đẹp” là một phạm trù của mĩ học, quan niệm về cái đẹp bấy lâu nay vẫn là những vấn đề đáng được chú ý đến rất nhiều vì nó hầu như rất là đa dạng và phong phú. Cái đẹp! Vậy cái đẹp ở đây là gì? Cái đẹp ở đây chính là nói đến cái đẹp của tư tưởng nhân đạo. Cái đẹp luôn được tìm thấy trong vẻ đẹp thiên nhiên hay trong đời sống xã hội, trong chính trị, tôn giáo và đặc biệt hơn hết đó chính là cái đẹp toàn mĩ nhất, là thước đo giá trị của vũ trụ, con người. Người xưa vẫn thường có câu nói rằng “Tâm sinh tướng”. “Tâm” là chỉ nội tâm bên trong, thể hiện ở tinh thần con người trong trạng thái tư duy bị chi phối vởi ý thức, tư tưởng của một người. “Tướng” chỉ tướng mạo, khuôn mặt, hình dáng của một người và nó được thể hiện qua cử chỉ, hành động cũng như lời nói và ánh mắt của một người. Và người ta cho rằng, nếu bên trong tốt thì bên ngoài sẽ xinh đẹp, ngược lại bản tính mà xảo trá, gian dối, thâm độc thì bên ngoài từng bộ phận trên khuôn mặt sẽ thể hiện lại như vậy. Nên theo quan điểm thẩm mĩ thì cái đẹp là sự tổng hòa theo một tiêu chí thẩm mĩ nào đó, sẽ luôn song hành cùng cái chân và thiện. Bởi từ đó mà ta lại có thể có “Cái đẹp cứu rỗi thế giới”, điều này giống như là một qui luật trong cuộc sống này vậy. Quan điểm trên được đưa ra là để nhấn mạnh vai trò to lớn của cái đẹp, để duy trì sự tồn tại và phát triển của thế giới. Nếu con người không say mê cái đẹp, cuộc sống không tuân theo qui luật sẽ dẫn đến tận thế. Khai phá bản chất con người, những nhà triết học phương Đông đã đưa ra vấn đề thiện – ác. Theo Khổng Tử: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Bản chất con người vốn là thiện. Bản tính mỗi con người khi vừa sinh ra vốn như tờ giấy trắng và nhận những nét phác họa đầu tiên của cuộc đời. Thiện lương là cốt lõi, dần dần cuộc sống quanh họ thay đổi cũng sẽ làm tâm tính họ bị chi phối và nhuốm đục. Theo Mạnh Tử (372-289 trước CN): “…Tính người ta vốn thiện cũng như nước vốn chảy chỗ thấp; tính người ta không có người nào là chẳng thiện, nước không có nước nào chẳng chảy chỗ thấp…”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Lành dữ phải đâu là tính sẵn

 Phần nhiều do giáo dục mà nên”.

Trong văn học, chúng ta đã bắt gặp biết bao hình ảnh về cái đẹp đã tô thắm trang sách, soi rọi tâm hồn người đọc. Một vẻ đẹp tuyệt mỹ của Thúy Kiều trong Truyện Kiều – Nguyễn Du: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”, một tâm hồn cao đẹp sưởi ấm tình cảm người đọc hay trong bài thơ Thương vợ, Trần Tế Xương đã khắc tạc vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam tần tảo, giàu đức hy sinh:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sẻo mặt nước buổi đò đông”

Đến với Chí Phèo của Nam Cao, hình ảnh mà ta bắt gặp được ở đây đó chính là nhân vật Chí Phèo, một con người vốn sinh ra đã bị bỏ rơi nhưng hắn ta tốt xấu gì cũng từng mang trong mình nhân cách lương thiện chân chất, hắn vốn là người có lương tâm nhưng đâu ai biết được rằng sau khi vào tù hắn đã trở thành một con người khác, hắn không còn là người nữa, từ nhân hình bên ngoài cho đến nhân tính bên trong đã hoàn toàn bị biến chất trở nên tha hóa mà từ đó biến thành con quái vật đáng nguyền rũa mà nguyên cả làng Vũ Đại phải khiếp vía vì hắn. Cuối cùng, bát cháo hành của Thị Nở giúp cũng có lúc tỉnh ngộ ra và muốn trở thành con người lương thiện. Nhưng số phận đưa đẩy với những thành kiến xã hội một lần nữa đẩy hắn vào con đường cùng cực để rồi khi kết thúc lại chính là cái kết khiến cho người ta cảm thấy đau lòng cho một phận đời bi kịch thảm thê như Chí Phèo.

Để lấy lại được cái tâm trong sạch không vướng bận thứ gì thì con người phải thanh lọc tâm hồn, loại bỏ cái xấu cái ác, thoát khỏi ham muốn, dục vọng tầm thường và trong tâm lúc nào cũng phải giữ cái đẹp cái thiện cho chính mình để hướng đến một thế giới lí tưởng hơn.

Con người luôn luôn phải tiếp tục hành trình tìm cái đẹp cho mình, quan niệm về cái đẹp không phải là bất biến, nó vẫn luôn thay đổi từng ngày, từng khắc theo những tiêu chí khác nhau của lịch sử, dân tộc và sở thích cá nhân.Trong tâm hồn mỗi người đều là một cái hố đen nghệ thuật, nhu cầu thưởng thức thẩm mĩ của mỗi người không bao giờ là hết và để thỏa mãn cái nhu cầu này thì hãy tìm đến văn học, vì trong văn học cái đẹp là điều quan trọng nhất. Các tác phẩm văn học đều mang cho mình một vẻ đẹp nhân đạo, đầy tính nhân văn của tình người và sự hi sinh sâu sắc như tấm lòng của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi trong tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” của O.Henry, khi sự sống Giôn-xi mong manh như chiếc lá thường xuân vào mùa đông bão tuyết, cô đã chuẩn bì hành trình chán chường cho một chuyến đi xa vô tận và cô chờ đợi chiếc lá cuối cùng rơi rụng, cô sẽ vĩnh viễn rời khỏi cuộc đời thì chiếc lá ngoài cửa sổ, bám trên tường lại cho cô thấy rằng sự kiên cường của nó mạnh mẽ đến nhường nào, làm cho cô cảm thấy chiếc lá cuối cùng ấy như là một động lực thôi thúc sự sống trong cô, nó gợi mở tinh thần sống cho Giôn-xi và thế là cô đã vượt qua và chiến thắng cái nỗi “hiểm ác” của mình, mà cái động lực ấy lại chính là sự hi sinh của cụ Bơ-men làm ra, cụ ấy trong một đêm mưa gió lớn đã cố đứng trên chiếc thang bắt lên cửa sổ ngay phòng Giôn-xi và vẽ lên chiếc lá cuối cùng ấy mới có thể cứu rỗi được sự sống cho cô ấy. Tác phẩm “chiếc lá cuối cùng” này của O Hen-ri là một tác phẩm mang đầy tính nhân văn sâu sắc, O Hen-ri đã khai thác được sâu sắc vào cái cốt lõi của câu chuyện, quả thật là một dấu ấn đã tạo nên một vẻ đẹp rất kì vĩ trong lòng người đọc. Một chiếc lá vĩnh viễn không rơi rụng, một chiếc lá đã ngăn chặn được bàn tay vô tình của tạo hóa, đã mang lại ý thức về sự sống của người họa sĩ trẻ trước căn bệnh nan y để cô lạc quan, yêu đời và khát vọng về nghệ thuật. Và chính nghệ thuật mang lại sức sống cho con người. Đây là tác phẩm gợi đầy tính nhân đạo sâu sắc, đến giờ ta có thể nhận ra được rằng là sự sống này cũng có thể lan truyền đến sự sống kia và nó trải dài khắp nơi như những gì mà O Hen-ri để lại trong tác phẩm của ông.

Qua mỗi tác phẩm văn học ta lại khám phá được nhiều màu sắc và nét riêng biệt độc đáo trong chính nó, tác phẩm không đơn thuần chỉ là tác phẩm bình thường, nó có thể bình dị nhưng nó lại rất “độc” ở một góc độ nào đó trong văn học mà tác giả khai thác ra và mài dũa cho nó, đọc qua từng tác phẩm ta lại gom góp, thu về một ít ấn tượng, kỉ niệm mà bài học ấy đem lại, dẫu không ít mà cũng không nhiều nhưng cái ấn tượng ấy chính là trong tâm để con người khắc sâu vào tâm trí trong họ. Ta lại trùng hợp gặp ngay người quản ngục cho Huấn Cao, vốn dĩ đây là hai con người đứng trên hai cương vị khác nhau, đối lập nhau, một người là tử tù còn một người là canh gác ngục tù. Sự đối lập về vị trí xã hội và đáng lẽ ra họ phải bài xích nhau nhưng lại không có như vậy. Ta cứ tưởng chừng rằng viên quản ngục là một một tên ỷ vào quyền lực mà hiếp yếu nhưng không, tên viên quan ngục này không phải là con người như vậy mà ngược lại người này lại rất hiền lành, tốt bụng và rất tử tế nhiệt tình với Huấn Cao, vì sao hắn ta lại như vậy? Đơn giản thôi vì hắn là một con người tốt tính, hắn giống như Chí Phèo vậy, sinh ra đã là người thiên lương rồi nhưng hắn may mắn hơn Chí Phèo là khi ở trong môi trường ngục giam nghiêm ngặt như vậy lại không khiến cho bản tánh hắn bị hòa tan và rồi tha hóa như Chí Phèo. Tuy đứng ở cương vị là quản ngục, hắn đã phải gồng mình để trở nên hình tượng hung hăng nhưng nó lại không thể làm cho tên này đánh mất cái nỗi lòng khao khát về thứ nghệ thuật văn học, về cái đẹp. Tên viên quan ngục này là một người yêu cái đẹp, muốn thưởng thức và biết thưởng thức cái đẹp, ông ta dịu dàng với Huấn Cao là vì muốn xin chữ từ Huấn Cao. Tuy khi nhìn vào người ta lại tưởng rằng tên quản ngục này đều có mục đích hết nên mới tốt vậy thôi nhưng mà không phải thế, vốn dĩ hắn xin chữ là vì yêu cái đẹp và muốn thưởng thức nó nên hắn không thể nào là xấu được. Khi cho chữ Huấn Cao cũng hiểu được tấm lòng viên quan ngục mà cuối cùng còn khuyên tên ấy rời bỏ cái nghề đầy nghiệp họa này để đi đến một nơi tốt hơn mà làm lại cuộc đời chính mình, nếu ở lại thì chỉ sợ vào một ngày nào đó không xa nơi tối tăm không có tình người này sẽ khiến hắn trở nên xấu xa và độc tính hơn nữa. Quả thật một người như vậy mà bị nhuốm bẩn những vết hoen ố của cái nơi đen tối ngục tù này sẽ làm cho hắn trở nên đồi bại hơn bao giờ hết và qua tác phẩm “Chữ người tử tù này” tác giả Nguyễn Tuân cho ta thấy được rằng cho dù là tù nhân hay ngục quan đều là những con người thiện lương, họ đều là người yêu cái đẹp của cuộc sống này, tâm hồn họ không bao giờ bị nhuốm bẩn vết nhơ của cặn bã xã hội đã gây nên.

Ta biết được rằng cuộc sống này trôi qua từng giờ từng khắc, sự sống của từng sinh vật trên thế giới này đều đang phát triển và diễn ra từng đợt, một thứ gì đó mà thượng đế ban tặng tạo nên như sự sống của từng sinh linh trên đời này có thể biến mất trong khoảnh khắc nào đó mà ta không biết được. Duy chỉ có cái đẹp của nghệ thuật là không bào giờ có thể biến mất được, nó vẫn luốn tồn tại hàng  bao thế kỷ, vẫn luôn truyền qua cho bao thế hệ con người ngày nay. Điều gì có thể biến mất trong phút chốc chứ nhưng chỉ có nghệ thuật là không bao giờ biến mất được, nó vẫn luôn đồng hành với chúng ta trong mỗi chặng đường mà chúng ta đã đi qua và để lại là một dấu ấn rất đặc biệt sâu sắc. Cuộc sống này luôn tràn đầy muôn màu sắc sinh động, từ những hành động nhỏ cho đến những việc làm lớn đều có thể tạo ra cái tốt đẹp cho xã hội nhân loại, ta có thể thấy trong cơn đại dịch Covid-19 đã xuất hiện đâu đó những tấm chân tình, sự lo lắng, sự bảo vệ và sự hi sinh của những người chiến sĩ trong tà áo trắng phấp phới và không chỉ có họ mà còn có những thanh thiếu niên xung phong tình nguyện giúp đỡ hay những gia đình thương dân yêu nước cũng góp một phần tấm lòng của mình trong chiến dịch này. Cùng đến với hoa hậu hòa bình của năm nay, Miss Grand Nguyễn Thúc Thùy Tiên được gọi tên trong đêm thi đấu hoa hậu tại Thái Lan, cô ấy là đại diện hoa hậu hòa bình đến từ đất nước Việt Nam, nhiều người cho rằng cô ấy không đẹp và không xứng đạt giải nhưng tiêu chí chọn hao hậu không phải nằm ở vẻ bề ngoài mà nó nằm bên trong nội tâm cô ấy, để có thể đạt được vị trí hoa hậu hòa bình mà cô ấy đã tu dưỡng rất nhiều từ bên trong đến bên ngoài, cô ấy xứng đáng có được vị trí ấy là vì cô đã thể hiện được tài năng, nhân phẩm, cách ứng xử và thần thái của mình, hoa hậu đẹp là đẹp ở phần bên trong, không quan trọng vẻ ngoài ra sao mà chỉ cần quan trọng bên trong cô ấy là một con người như thế nào.                        

Cái đẹp là thứ vĩnh hằng, là hòm châu báu quý giá mà cho đến tận nay nó vẫn còn nằm sâu dưới đáy đại dương, từng thế hệ nhà văn đi qua đã khai thác được một ít về nó nhưng nó vẫn còn là một ẩn số sẽ cần đến thế hệ sau này tiếp nối và khai quật. Tác giả là người sẽ mang đến cho độc giả một “món ăn” đậm chất nghệ thuật, họ phải là người nêm nếm và tìm ra công thức bí mật độc nhất để người thưởng thức cảm thấy thật hài lòng và in lại ấn tượng sâu sắc về nó. Tác giả là người sẽ nhìn ra được cái sự độc đáo và tinh tế ấy, đém nó đi mài dũa thành một viên “đá quý” sáng chói nhất để nó trở thành một tác phẩm bất danh hư truyền của chính tác giả ấy. Cái đẹp nâng tâm hồn con người trong niềm an lạc của cuộc sống.

Nguyễn Thị Thảo My

(Lớp 11A1, Trường THPT Vĩnh Viễn, năm học 2021-2022)

  • (Có 1 bình chọn)

"Sắc xuân tuổi trẻ" một cụm từ khơi lên trong tâm trí ta nhiều liên tưởng về một thời điểm khi ta còn tuổi bồng bột, nông nổi, lúc mà ta có quá nhiều điều chưa biết về thế giới này, khiến ta có một cảm giác bồn chồn, phấn khích, và từ hiện tại ta lại hoài niệm về thời trẻ...
Cho dù hành trình của văn học có là cuộc hành trình băng xuyên những “khổ đau, thất vọng” thì đích đến cuối cùng vẫn hướng con người tới miền của sáng trong, của hạnh phúc lâu bền giữa thời cuộc...
Câu nói: “Một hòn đá lăn mãi thì rêu sẽ không bám vào được” của Teruko Kobayashi đã mang đến cái nhìn đặc biệt cho thế hệ trẻ về tầm quan trọng của bản thân và sự bứt phá, vượt qua chính mình trong cuộc sống...
Tác phẩm nghệ thuật có giá trị thường khiến người xem, người đọc có những vỡ lẽ, những cái giật mình…. khi bỗng tự nhìn lại cách sống, cách nghĩ của chính mình
Tuổi 18, một tuổi trẻ đầy chông chênh và lo lắng... như lời thức tỉnh cho hàng ngàn những bạn trẻ đang chập chững bước qua độ tuổi trưởng thành, phải đối mặt với thách thức của cuộc đời...
Hồn Trương Ba, da hàng thịt", là một trong những vở kịch đặc sắc của Lưu Quang Vũ, đã được đi công diễn nhiều lần trên sân khấu trong nước và cả ngoài nước...