Con đường dẫn đến thành công

13/12/2022

Con đường dẫn đến thành công

(Nguyễn Thị Thảo My, lớp 12A2 Trường THPT Vĩnh Viễn, năm học 2022-2023)

Không có người đi trước thì làm sao có người theo sau, người dám đương đầu với những thử thách mới mẻ và khó khăn chính là người mở đường cũng như là người tạo ra ngọn lửa soi dẫn cho người theo sau như Lỗ Tấn đã từng nói: “Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”, thế nhưng cứ chọn hoài một lối cũ mà đi thì có thật sự sẽ đến đích thành công hay không? Thắc mắc của người đời sau lên tiếng: “Trên mặt đất này đã có đường nhưng người ta đi lắm cũng không thành đường”. Và tất nhiên là ta không thể định ra một hướng nhất định cho tất cả mọi người, đó là sự lựa chọn và quyết định của họ sẽ đi lối nào, dù theo đường mòn hay theo ý chí bản thân đều có sự bất trắc và khó khăn nhưng nếu có niềm tin và kiên định thì sẽ vượt qua mọi thứ mà thôi. Để hiểu rõ hơn về hai ý kiến trên ta cùng đi vào phân tích.

Theo Lỗ Tấn: “Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi” với ý nghĩa trên, là mọi con đường trên đời này không tự dưng mà có, vốn dĩ ban đầu chẳng có ai suy nghĩ đến và tạo ra nó cả mà chỉ duy nhất chính sự tác động của con người đã tạo ra nó thông qua quá trình sống và sự biến đổi từng ngày của xã hội. Còn nghĩa rộng ra, tức là mọi nguyên tắc, lễ giáo, một phát minh, một công trình kiến trúc vĩ đại hay bất cứ là điều gì hiện tại chúng ta đang thấy, đang sở hữu cũng đều là do con người tạo ra nhưng đó là những sản phẩm lịch sử-xã hội của người đi trước để lại. Cuối cùng tóm gọn lại ý nghĩa của câu nói này chính là con người đã tạo nên tất cả từ kiến thức, trí tuệ, sự sáng tạo, tìm tòi của mình để khám phá ra vô số điều phục vụ cho sự sống nhân loại trong hiện tại và hậu thế, đây chính là mở đường và khai sáng cho cuộc sống nhân thế nhưng nhìn theo hướng khác thì khái niệm “thành đường thôi” giống như là lối cũ, cứ một con đường đó nhưng hết người này đến người khác đi thì cũng trở thành con đường quen thuộc và đã cũ kĩ lắm rồi.

Từ thông điệp của Lỗ Tấn mà ta có thể dễ dàng hiểu được câu nói này của người đời sau: “Trên mặt đất này đã có đường nhưng người ta đi lắm cũng không thành đường” với nghĩa đen đó là ngay trước mắt đã có một con đường được dọn sẵn từ đó, có luôn hướng đi được bày sẵn ra và chỉ cần đi theo lối đi ấy thôi nhưng con người ta vẫn chẳng thể nào biết mà xác định được phương hướng cho bản thân thậm chí con đường đang tồn tại sẵn ấy mà người ta vẫn chẳng thấy nó nữa. Theo nghĩa bóng thì từ những phát minh, thành tựu văn hoá, sản phẩm người đi trước để lại được cố định qua nhiều thời kì cho đến tận bây giờ được xem như là may mắn, ơn phúc cho người đời sau đi nhưng mấy ai có thể vận dụng, nhận ra từ đó là một cánh cổng để mình có thể bước vào, khám phá ra những lối “bí mật” khác rồi mở thêm cánh cổng mới tìm sự thành công mới mẻ cho bản thân được không? Ít khi có ai lắm, chỉ vì một là do thành quả người đời trước để lại đã quá hào quang nên người đời sau khó mà dành được cái khí chất ấy hay chẳng qua là do sự lười biếng, ươn trệ, hèn nhát đã làm cho ta khống dám đối mặt liều lĩnh “đào đường, mở đường” mà tiến bước:

Nam nhi tự hữu xung thiên chí

Hưu hướng Như Lai hành xứ hành.

(Thiền sư Quảng Nghiêm – Thị Tật)

Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng. Mỗi ngày mỗi giờ, biết bao phát minh khoa học ra đời, cái sau bổ sung và hoàn thiện cho cái trước. Trân trọng quá khứ nhưng phải hướng về tương lai.Không đi lại lối mòn xưa cũ kỹ, lạc hậu mà phải luôn khám phá, tìm hướng đi thích hợp thời đại.Đó là lẽ sống.

Hai thông điệp trên rất đáng suy ngẫm, không phân ai đúng ai sai, ai cao ai thấp nhưng suy cho cùng hai câu nói lại đúng theo hai thời đại của nó, Lỗ Tấn là người của thời đại trước nên ông mới có thể nói rằng không phải thứ gì cũng tự mọc tay mọc chân có được mà phải chính là sức lao động, trí tuệ hao hụt của con người mà ra, nếu như không ai khán phá, tìm kiếm ra thì chẳng có thứ gì mới mẻ tự đến cả. Ở đời sau khẳng định lại rằng dù ông cha, tổ tiên đã tạo dựng đã hình thành nên mọi thứ nhưng con cháu không phát huy, không sáng tạo ra được thì cũng chỉ là cũ kĩ, không có một lối đi riêng gì cả. Và để giải đáp thắc mắc của hai luồng ý kiến này ta cùng đến với câu nói trích dẫn của nhân vật “Tôi” trong truyện ngắn “Cố Hương” của đại văn hào Lỗ Tấn: “Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư.Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”.

Xét theo hai chữ “hy vọng” và “con đường” trong câu nói trên thì ít ai biết được hai con chữ này liên quan gì đến nhau lắm, “Hy vọng” tức là sự trông mong, ấp ủ niềm tin vào một điều gì đó mà thường thì những điều này không nằm trong năng lực khả năng bản thân mình tự tạo ra mà nó phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh thậm chí là kỳ tích, kết quả cuối cùng của sự chờ đợi này sẽ là niềm may mắn, hạnh phúc khi đạt được những thứ ước muốn, “con đường” tức là lối đi trải dài từ nơi này đến nơi khác. Vấn đề đặt ra ở đây: “hy vọng” nối với “con đường” giống như một phép màu hoá những thứ không thể thành có thể vậy, đã gọi là “hy vọng” thì không phân biệt được đâu là thực đâu là hư còn “con đường” ban đầu chẳng ai nghĩ đến sự xuất hiện của nó cả nhưng rồi cứ đi mãi cứ miệt mài tìm tòi khám phá há chẳng phải con người đã tự tạo ra cánh cửa dẫn đến con đường ấy rồi hay sao. Tóm lại thì thông điệp từ hai cụm từ trên chính là chỉ cần có niềm tin hy vọng mãnh liệt thì mọi thứ khó khăn trước mắt đều tan biến đi trong sự thành công mà thôi. Cũng vì thế mà hai hình ảnh “hy vọng” và “con đường” khi được đưa ra để so sánh quả là độc đáo vì nhìn nhận đối tượng cụ thể sẽ giúp cho người đọc và người nghe dễ dàng liên tưởng, tưởng tượng theo nhiều cách khác nhau, hy vọng ban đầu có thể chưa có, nhưng bằng nhu cầu, khát vọng trong những hoàn cảnh đặc biệt nào đó, hy vọng sẽ hình thành trong ý thức chinh phục, sáng tạo của con người. Để có hy vọng thì ta phải hình thành cho mình cái định hướng, nuôi nấng ấp ủ một ước mong thì nó mới trở thành hiện thật, hy vọng có đem đến được thực hay hư, đúng hay sai, phải hay trái không thì câu trả lời chính là do khát vọng, ý chí của con người mà ra. Và bạn đừng tưởng bở với cái suy nghĩ rằng nếu chúng ta không nỗ lực mà vẫn có được thành quả từ hy vọng, ngược lại nó cũng chỉ là lớp vỏ hy vọng trống rỗng mà thôi. Từ đây ta có thể rút ra được kết luận như này: sống phải có khao khát phải có hy vọng trông mong; và sự thực là không ai lại không có niềm hy vọng nào cả tuy nhiên, muốn hy vọng đẹp đẽ và trở thành hiện thực thì phải có niềm tin và phải hành động.

Và cũng từ nhận định trên ta rút ra bài học suy nghĩ, có thể liên kết lại với ý kiến của người đời sau mà lấy “hy vọng” và “con đường” là mấu chốt giải đáp thắc mắc của họ. Suy ra để có thể nhanh chóng đi đến thành công thì phải có hy vọng, có hy vọng thì phải có niềm tin nuôi dưỡng ý chí miệt mài, tìm tòi, vươn lên.Cũng còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện mà ý thức được hình thành nên trong mỗi người là mỗi cái khác nhau nhưng không sao nếu chúng ta biết thực hiện còn không nếu cứ hy vọng mà chẳng có hồn sống thì cũng trở nên vô nghĩa. Một lần nữa nhằm khẳng định lại sự đúng đắn để tạo ra một hướng nhất định cho hai câu nói của nhà văn lỗi lạc và suy nghĩ hiện đại, thông minh, mới mẻ của người đời sau thì câu nói “Sự khôn ngoan của con người gói gọn trong bốn chữ: HY VỌNG – ĐỢI CHỜ” làm nòng cốt cho tư tưởng hai ý kiến đó.

Trên đời này không ít những người đã thành công mà luôn thất bại nhìn lại để dám đương đầu với sự thất bại ấy mà bước tiếp, người đầu tiên ta không thể không nói đến đó chính là Thomas Edison ông là một trong những nhà phát minh, nhà khoa học vĩ đại và giàu ý tưởng nhất trong lịch sử và đây cũng là câu nói khẳng định cho chính mình - Thomas Edison: “Không phải là tôi đã thất bại, chẳng qua chỉ là tôi đã thực hiện hàng nghìn cách chưa có hiệu quả.” Hay Cựu Tổng thống Hoa Kỳ A. Lincoln đã từng nói: “Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào.” Và thành công nào mà chẳng chẳng có thất bại, con đường nào dù có mới mẻ nhưng đi mãi mà chẳng mài mòn, cũng từ đó mà ta hãy suy nghĩ con đường ta chọn chính là niềm tin, kiên định mà ta phải có và chấp nhận sự đau khổ, thất bại, vấp ngã đôi khi ấy. Cuối cùng dù có ra sao ta vẫn thành công và chạm đến đích mà thôi, vấn đề nằm ở thời gian và bạn có đủ kiên nhẫn để chờ đợi nó không? Không biết do ảnh hưởng của cuộc sống hay sự giáo dục hiện tại bây giờ mà ngày nay trong xã hội giới trẻ đã làm lơ với vấn đề tương lai của mình, họ không thể phân đâu được còn đường họ đi, dù nó nằm ở trước mắt họ cũng chẳng mảy may quan tâm thậm chí còn chẳng muốn định hướng cho mình đi lối nào, thật đáng lên án và thất vọng nhưng cũng đáng mừng là xã hội hầu hết không phải là tất cả ai cũng vậy mà bên cạnh đó còn có rất nhiều bạn trẻ rất đáng yêu, đáng ngưỡng mộ với tài năng ý chí của họ, biết tạo dựng tương lai cho mình, biết làm ích, đóng góp cho sự sống nhân loại.               

Trong cuộc sống cần rèn luyện để có được sự linh hoạt, sáng tạo, dũng cảm, lựa chọn được hướng đi phù hợp với từng tình huống cụ thể của cuộc sống. Đôi khi bạn có thể đi nhầm đường nhưng nếu bạn cứ đi thì nó có thể là con đường mới dẫn tới thành công.

  • (Có 1 bình chọn)

"Sắc xuân tuổi trẻ" một cụm từ khơi lên trong tâm trí ta nhiều liên tưởng về một thời điểm khi ta còn tuổi bồng bột, nông nổi, lúc mà ta có quá nhiều điều chưa biết về thế giới này, khiến ta có một cảm giác bồn chồn, phấn khích, và từ hiện tại ta lại hoài niệm về thời trẻ...
Cho dù hành trình của văn học có là cuộc hành trình băng xuyên những “khổ đau, thất vọng” thì đích đến cuối cùng vẫn hướng con người tới miền của sáng trong, của hạnh phúc lâu bền giữa thời cuộc...
Câu nói: “Một hòn đá lăn mãi thì rêu sẽ không bám vào được” của Teruko Kobayashi đã mang đến cái nhìn đặc biệt cho thế hệ trẻ về tầm quan trọng của bản thân và sự bứt phá, vượt qua chính mình trong cuộc sống...
Tác phẩm nghệ thuật có giá trị thường khiến người xem, người đọc có những vỡ lẽ, những cái giật mình…. khi bỗng tự nhìn lại cách sống, cách nghĩ của chính mình
Tuổi 18, một tuổi trẻ đầy chông chênh và lo lắng... như lời thức tỉnh cho hàng ngàn những bạn trẻ đang chập chững bước qua độ tuổi trưởng thành, phải đối mặt với thách thức của cuộc đời...
Hồn Trương Ba, da hàng thịt", là một trong những vở kịch đặc sắc của Lưu Quang Vũ, đã được đi công diễn nhiều lần trên sân khấu trong nước và cả ngoài nước...