Mỗi bài thơ là một cánh cửa mở cho tôi đi vào một tâm hồn

09/02/2023

“Mỗi bài thơ là một cánh cửa mở cho tôi đi vào một tâm hồn…” (Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam)

Nguyễn Thị Thảo My

(Lớp 12A2, Trường THPT Vĩnh Viễn, năm học 2022 – 2023)

Hình thể bên ngoài của con người chỉ như một bức tượng được tạc bằng khuôn đúc thôi vậy, tùy theo hình dáng sẽ có người xấu và và người đẹp. Bên trong mỗi chúng ta được vẽ nên bởi những đường nét đa dạng, phức tạp; tâm thức mỗi chúng ta giống như những bức tranh khắc họa về cuộc đời ta vậy, những đường nét ấy sẽ vẽ nên bức tranh ấy, tuy ta không thể nào trông bằng mắt thường để nhận ra được nhưng ta sẽ cảm nhận nó qua tinh hoa của thơ ca. Hoài Thanh – Hoài Chân là cầu nối giữa người nghệ sĩ và độc giả trong “Thi nhân Việt Nam”, một người hết lòng vì nghệ thuật đã “cố lấy hồn tôi để hiểu hồn người” như vậy chính là chìa khóa mở ra dẫn đường cho người đọc đi đến với những tâm hồn mộc mạc giản dị hay phong phú sâu sắc nhưng tất cả rất sâu đậm lòng người.

Đầu tiên ta phải nói đến nghệ thuật, vậy nghệ thuật là gì? Nghệ thuật là những cái hay cái đẹp để khán giả chiêm nghiệm và ngưỡng mộ bởi kỹ năng trình độ kỹ xảo cao trào vượt lên trên mức thông thường mà người sáng tạo đem lại. Nghệ thuật được cảm nhận ở nhiều phương diện khác nhau, nhiều người có suy nghĩ rằng nghệ thuật có tính thể hiện tư tưởng, số khác lại cảm nhận nghệ thuật bởi vẻ đẹp đặc điểm riêng chạm đến cảm xúc.

Trong văn chương, thơ ca thoát ra từ những dòng viết của người nghệ sĩ chính là những tâm tình của họ, thơ ca cũng không phải tự nhiên mà có, nó xuất phát từ những cảm xúc, từ nội tâm sâu sắc trong con người mà ra, mỗi một cảm xúc để viết nên thơ chính là một “cánh cửa” mở để ta đi vào thế giới riêng của họ. Ta có thể hiểu như thế này, hành trình đến với thơ ca của người nghệ sĩ cũng chính là hành trình khai phá bản chất trong mình, còn người đọc họ đến với thơ ca là để chiêm ngưỡng và khám phá con đường của người nghệ sĩ. Hoài Thanh – Hoài Chân trong thi nhân Việt Nam đã viết: “Đặc sắc mỗi nhà thơ chỉ ở trong những bài hay. Mỗi bài thơ là một cánh cửa mở cho tôi đi vào một tâm hồn […] cho nên đọc thơ hay tôi triền miên trong đó. Tôi ngâm đi ngâm lại hoài, cố lấy hồn tôi để hiểu hồn người”.

Cuốn “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh – Hoài Chân được xem như là một công cuộc Cách mạng đổi mới không chỉ nói về thơ ca mà còn là đổi mới về cách tiếp cận tác phẩm văn học. Qua tác phẩm trên ta cũng có thể thấy từ những nét thơ cũ và con người đã biến hóa thay đổi như thế nào sang đời sau này. Trước khi đi sâu vào thơ ca giai đoạn mới thì trước hết phải nhìn rõ lại thơ ca trung đại một lần nữa.Nền thơ ca, văn học trung đại bắt đầu từ thế kỉ X và kết thúc vào cuối thế kỉ XIX, tồn tại chừng ấy đã trải qua rất nhiều sự kiện. Cái nét riêng biệt của nền thơ ca trung đại về mặt nội dung đó chính là thể hiện tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, chủ nghĩa anh hùng, yêu thương con người cũng một phần mang nặng chủ nghĩa “trung quân ái quốc”, chẳng hạn như tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi với lòng tự hào dân tộc, khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc, ca ngợi những chiến công oanh liệt chống ngoại xâm, ca ngợi các bậc anh hùng hào kiệt, thiên nhiên đất nước và phong tục tập quán, tố cáo tội ác tày trời của giặc và chứng tỏ lòng yêu nước thương dân vô bờ:

“Từng nghe: việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục bắc nam cũng khác…

                      (Bình Ngô đại cáo)

Có một điều nhất quán trong văn học trung đại đó chính là cái tôi cá nhân không được thể hiện trong nhiều tác phẩm ở thời kì này. Ngoài những nội dung yêu nước, nhân đạo, văn học trung đại còn tố cáo, lên án những bất công oan trái, phê phán hiện thực xã hội, thể hiện khát vọng về quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, khát vọng giải phóng con người (nhất là người phụ nữ) điển hình như người thiếu phụ trong “Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn ra đời trong bối cảnh phong trào nông dân khởi nghĩa chống triều đình phong kiến nửa đầu thế kỷ XVIII đang dâng trào mạnh mẽ. “Chinh phụ ngâm khúc” thể hiện nỗi nhớ thương, trông mong, đợi chờ, nỗi buồn cô đơn vất vả dài dằng dặc của người vọ trẻ có chồng đi chinh chiến miền xa, đồng thời nói lên cảnh gian truân, nguy hiểm của người chồng trên chiến địa mà trong khi đó cuộc chiến này là phi nghĩa, không mang lại được điều gì tốt đẹp mà chỉ thấy chia cắt hai con tim đang yêu nhau, nếu người chồng ngoài ấy mà có mệnh hệ gì thì người vợ cũng coi như đã lỡ dở một đời không thể yêu ai được nữa, thật đáng thương làm sao.

“Hồn tử sĩ gió ù ù thổi

Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi

Chinh phu tử sĩ mấy người

Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn”

              (Chinh phụ ngâm)

Vậy đó, xã hội phong kiến khắc nghiệt đến mức độ như vậy nên phần nào các nhà văn nhà thơ cũng phải chịu ảnh hưởng từ ấy cho nên ta mới có thể thấy được ở mặt hình thức có những điều sau đây: tính quy phạm chặt chẽ, hệ thống ước lệ phức tạp nghiêm ngặt, tính hàm xúc cao: lời ít, ý nhiều và đặc biệt hơn là các bậc thi sĩ sẽ dùng đến những thể thơ như thể thơ lục bát, thất ngôn bát cú Đường luật là nhiều. Từ đây ta có thể nhìn theo ở một góc độ rộng hơn nữa, những quy phạm chặt chẽ trong hệ thống thơ đã phần nào phản ánh lên bức chân dung xã hội phong kiến theo một quy luật nhất định, không hơn không kém mà phải đúng theo trình tự, điều này như bó hẹp lại cuộc sống, cuộc đời của con người lúc ấy.

Khép lại nền thơ ca trung đại ta cùng bước qua nền thơ mới, để viết nên “Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh đã có kinh nghiệm và có khả năng nhạy bén trong thẩm bình nghiên cứu thơ và bằng kinh nghiệm của người cầm bút gắn bó và trân trọng nghề nghiệp của mình, ông đã cho ra ý kiến xác đáng về việc đánh giá một bài thơ hay. Trước hết “Mỗi bài thơ hay là một cánh cửa mở cho tôi đi vào một tâm hồn”, “cánh cửa” mà tác giả nói ở đây chính là lối dẫn đường để khám phá, để đưa người đọc đi vào tâm hồn tác giả, “cho nên đọc thơ hay tôi triền miên trong đó”. Vâng “thơ hay” ở đây không phải là bài thơ nào cũng hay mà đó phải thật sự là đọc vào một lần chưa hiểu thì phải đọc đi đọc lại, đọc tới đọc lui để ngấm từng câu từng chữ, lúc ấy tự cảm nhận được, hiểu và ý nghĩa của của bài thơ thật sự rất hay, sau đó triền miên, mơ màng. “Tôi ngâm đi ngâm lại hoài, cố lấy hồn tôi để hiểu hồn người” ở đây tức là trước khi viết nên cuốn sách này thì Hoài Thanh – Hoài Chân đã phải đọc kĩ hết toàn bộ các bài thơ được sáng tác trong vòng mười năm (1932-1941), ông đã đọc và ngẫm thật lâu, thật sâu để có thể hiểu và ngấm vào hồn một cách nhất định cho nên quan niệm của ông mới xuất phát từ đặc trưng của thơ ca và vì thế mà: “Thơ là tiếng lòng” – Diệp Tiến. hãy lắng tâm hồn để nghe những âm thanh xao động nhè nhẹ của mùa thu, để cảm nhận một hồn thơ mơ màng, bàng bạc trong trái tim thi nhân:

“Em không nghe chiều thu

Là thu kêu xào xạc

Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô”.

            (Tiếng thu)

Nói như Hoài Thanh – Hoài Chân: “Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng lớn như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên...và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.” (Thi nhân Việt Nam). Đó là một thời đại thi ca. Phải có một trái tim nhạy cảm, một tâm hồn đồng điệu, một khả năng cảm thụ trát việt, Hoài Thanh – Hoài Chân mới có những nhận định tinh tế đến thế. Nhà phê bình đã chạm đến cảm xúc của cô bé mười lăm theo mẹ đi chùa:

“Em đi chàng theo sau

Em không dám đi mau

Sợ chàng chê hấp tấp

Số gian nan không giàu”

(Nguyễn Nhược Pháp - Chùa Hương)

“Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, là tiếng nói đồng chí… Thơ là một điệu hồn đi tìm một hồn đồng điệu” – Tố Hữu. Chỉ khi tâm hồn người đọc bắt nhịp được những suy nghĩ, cảm xúc của nhà thơ thì bài thơ mới phát huy được hết vẻ đẹp của nó. Chính vì vậy “lấy hồn tôi để hiểu hồn người” còn là tuyên ngôn được duy trì thực hiện trong suốt cuộc đời cầm bút của nhà phê bình văn học. Đây cũng là con đường tiếp nhận đúng đắn, là điều kiện lí tưởng để hiểu một bài thơ hay như “Việt Bắc’ của Tố Hữu là một trong số những thi phẩm thành công, đồng đều được cả quy luật không gian, thời gian và có sức lay động, vang vọng lòng người.

Mười hai câu thơ sau trong bài “Việt Bắc” mở ra một khung cảnh chính là bức tranh sử thi mang khí thế dung mãnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam:

“Những đường Việt Bắc của ta

Ðêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về

Vui từ Ðồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”

Mười hai câu thơ này là hình ảnh gợi ra ấn tượng chung sức mạnh của dân tộc trong cuộc kháng chiến, âm hưởng hùng tráng từ câu đầu tiên chính là âm hưởng của bài ca kháng chiến, hay những con đường đi lên Bắc Sơn đình cả, Thái Nguyên đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên đó là những con đường mở ra cùng với chiến thắng của quân và dân ta, con đường còn mang ý nghĩa tượng trưng khái quát cả một quá trình đi lên kháng chiến Cách Mạng, nghệ thuật so sánh, nói quá cũng được tác giả sử dụng vào nhằm nâng sức mạnh của bước chân, ý chí con người mang tầm vóc thước đo sông núi. Ở đây đặc biệt có hai câu thơ mang cảm hứng lãng mạn, hình ảnh “ánh sao đầu súng” là một hình ảnh thực nhưng được nhìn bằng cảm hứng lãng mạn bởi vì đó là hình ảnh của người lính trong đêm hành quân, “ánh sao trời soi vào đầu súng’ sao trời trở thành bạn của người lính trong đêm hành quân, nó còn có ý nghĩa tượng trưng bởi chúng ta có thể cảm nhận được cả đất trời đang hành quân cùng người lính. Khẩu súng tượng trưng cho ý chí đánh giặc của người lính nhưng đồng thời để chỉ tầm vóc vươn tới sao trời của người lính, nhà thơ đã dùng thước đo vũ trụ để đo tấm lòng chiến sĩ Cách Mạng. Hình ảnh thơ làm chúng ta liên tưởng tới “Tây Tiến” của Quang Dũng: “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” hay lãng mạn với hình ảnh: “Đầu súng trăng treo” trong bài “Đồng chí” của Chính Hữu. “Ánh sao đầu súng” chính là ngôi sao trên chiếc nón người lính, đó là lí tưởng Cách Mạng soi sang dẫn đường cho người chiến sĩ cũng chính là con đường cho Vũ Cao trong “Núi Đôi”:

“Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sang dẫn đường”

Tiếp đến chúng ta sẽ không còn cảm thấy sự đơn lẻ nữa mà qua đó ta cảm nhận được cả một khối đại đoàn kết của đoàn dân công trong đêm hành quân thắp sang trên tay những ngọn đuốc đỏ rực, rầm rập dưới đất là bước chân hùng hổ mạnh mẽ thể hiện sức mạnh của con người phi thường nhường nào với “Hào khí Đông A” thời Trần: “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”. Những ngày tháng ý chí gian khổ giờ đây đã được bật sáng làm nổi bật khoảnh khắc chói lòa, không chỉ vậy mà nó còn là ý nghĩa tượng trưng, kháng chiến đang chở lên thời kì mới, sau cùng là những niềm vui bất tận. Bốn câu thơ cuối của đoạn thơ sẽ khép lại bức tranh sử thi trong niềm hạnh phúc chiến thắng oanh liệt đầy tự hào khi tác giả đã liệt kê hết những địa danh và gắn liền với từ “vui” cho thấy tin vui bay khắp trăm miền, tin vui lan ra khắp cả nước với một tốc độ siêu tốc, với một niềm tự hào tràn ngập cả đoạn thơ, bài thơ.

Chiến tranh cũng dần lùi xa nhưng vẫn vang vọng nơi đâu đấy bản tráng ca đất nước mãi đến tận thế hệ ngày hôm nay đọc lại vẫn thấy rực cháy trong tim một tình yêu quê hương đất nước. Bắt gặp được hình ảnh mẹ Suốt trong thơ Tố Hữu, là người mẹ Việt Nam anh hùng đã sống hết phân nửa cuộc đời mình mà vẫn “một tay lái chiếc đò ngang” đưa bộ đội qua sông. Lời nói giản dị, bộc bạch đầy bất khuất đã thể hiện một niềm quyết liệt dữ dội, nó trở thành sức mạnh cổ vũ, là nguồn động lực khiến cho bao thế hệ cảm phục, tiếp thêm cho cán bộ, chiến sĩ ta tinh thần vững vàng mà cầm chắc súng:

“Gan chi, gan rứa, mẹ nờ

Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?

Chẳng bằng con gái con trai

Sáu mươi còn một chút tài đò đưa

Tàu bay hắn bắn sớm trưa

Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò”

(Mẹ Suốt – Tố Hữu)

Có lẽ ngoài tình yêu Cách Mạng thì ở thời đại nào cũng mang trong mình một tình yêu với nửa kia, ai cũng có một khát khao được cả, tình yêu nam nữ hẳn cũng cháy rạo rực trong tâm hồn như đối với tình yêu đất nước ấy thôi.

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

(Xuân Quỳnh – Sóng)

Ở mỗi tập thơ của Xuân Quỳnh, những bài viết của tình yêu thường để lại nhiều ấn tượng hơn cả.Với giọng điệu hết sức thơ, Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng sóng để nói đến nỗi nhớ chưa đủ và “Sóng” cũng là thể hiện một tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong mơ. Dù có gian truân như thế nào đi chăng nữa thì tình yêu của bà vẫn đẹp mãi không bao giờ thay đổi.

Dù là ở thời đại nào thì con người vẫn là chuẩn mực của mọi vẻ đẹp, thơ ca chỉ là một phần nhỏ trong cái bóng của người nghệ sĩ, cái ở đây để người ta có thể thấy được bao quát nhiều khía cạnh, nhiều mặt mà thơ ca đem lại cho người đọc đó chính là ý nghĩa cốt lõi của nó, nhằm khẳng định lại tư tưởng trên của Hoài Thanh – Hoài Chân để ta có thể biết được một bài thơ hay là như thế nào thì đó phải là một tác phẩm xuất ra từ cõi lòng chân chính của người nghệ sĩ, mà “cái đẹp” của người nghệ sĩ đem lại chính là qua góc nhìn của con người trong xã hội, mỗi con người mang trong mình là một bức tranh, hương vị riêng nhưng quy chung lại đều đẹp hết thảy.

Nguyễn Thị Thảo My

  • (Có 1 bình chọn)

"Sắc xuân tuổi trẻ" một cụm từ khơi lên trong tâm trí ta nhiều liên tưởng về một thời điểm khi ta còn tuổi bồng bột, nông nổi, lúc mà ta có quá nhiều điều chưa biết về thế giới này, khiến ta có một cảm giác bồn chồn, phấn khích, và từ hiện tại ta lại hoài niệm về thời trẻ...
Cho dù hành trình của văn học có là cuộc hành trình băng xuyên những “khổ đau, thất vọng” thì đích đến cuối cùng vẫn hướng con người tới miền của sáng trong, của hạnh phúc lâu bền giữa thời cuộc...
Câu nói: “Một hòn đá lăn mãi thì rêu sẽ không bám vào được” của Teruko Kobayashi đã mang đến cái nhìn đặc biệt cho thế hệ trẻ về tầm quan trọng của bản thân và sự bứt phá, vượt qua chính mình trong cuộc sống...
Tác phẩm nghệ thuật có giá trị thường khiến người xem, người đọc có những vỡ lẽ, những cái giật mình…. khi bỗng tự nhìn lại cách sống, cách nghĩ của chính mình
Tuổi 18, một tuổi trẻ đầy chông chênh và lo lắng... như lời thức tỉnh cho hàng ngàn những bạn trẻ đang chập chững bước qua độ tuổi trưởng thành, phải đối mặt với thách thức của cuộc đời...
Hồn Trương Ba, da hàng thịt", là một trong những vở kịch đặc sắc của Lưu Quang Vũ, đã được đi công diễn nhiều lần trên sân khấu trong nước và cả ngoài nước...