Tác phẩm nghệ thuật đích thực bao giờ cũng phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung

07/03/2023

“Tác phẩm nghệ thuật đích thực bao giờ cũng phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung” (Leonit Leonop), và “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có” (Nam Cao)

Nguyễn Thị Thảo My

(Lớp 12A2, năm học 2022-2023, Trường THPT Vĩnh Viễn)

Người làm nghệ thuật không hẳn phải là người đặc biệt, việc chủ yếu ở đây chính là cách diễn giải như thế nào để làm nổi bật nên cái giá trị cốt lõi thì mới công nhận là người nghệ sĩ thực thụ. Đã từng nghe qua nhà văn người Nga nổi tiếng thế giới Leonit Leonop nói rằng: “Tác phẩm nghệ thuật đích thực bao giờ cũng phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. Đi sâu hơn về vấn đề này thì trong “Đời Thừa” Nam Cao cũng từng phát biểu thế này: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Giữa hai câu nói trên có sự liên kết chặt chẽ với nhau, điểm giống và khác nhau đều có nhưng có lẽ hầu hết ý chính nằm gỏn gọn trong hai khái niệm “tìm tòi” và “sáng tạo” mà ta cần phải làm rõ.

Ý kiến của Lêonit Lêônôp đã khẳng định một điều mà từ xưa đến nay các nhà văn mỗi lẩn cẩm bút, không ai không nghĩ tới: những gì ta viết ra đây liệu có mang lại một điều gì mới mẻ không, liệu có đóng góp cho văn học những phát hiện, những khám phá gì mà trước đây chưa từng có hay không? Nghệ thuật vốn không chấp nhận sự sao chép và cũng không đi theo đường mòn như ông đã nói: “Không có tiếng nói riêng không mang lại những điều mới mẻ cho văn chương mà chỉ biết dẫm theo đường mòn thì tác phẩm nghệ thuật sẽ chết”. Hay “Nếu tác giả không có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả. Nếu anh ta không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ” (Sê – Khốp). Như vậy hai ý trên đã nhằm khẳng định đến cái thước đo giá trị của một tác phẩm văn học là ở những cái mới mà nhà văn đã sáng tạo nên, nghĩa là những "phát minh về hình thức và khám phá về nội dung". Nhà văn phải biết nhìn sâu vào cuộc sống, hiểu về tâm hồn của con người để khám phá ra những vấn đề mới, cất tiếng nói riêng của mình với cuộc đời. Trong nghệ thuật, nội dung và nghệ thuật gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau, nội dung là nội dung của hình thức, hình thức là hình thức của nội dung. Một nội dung mới sẽ tìm cho mình một hình thức mới, sự thay đổi về hình thức biểu hiện cũng có thể kéo theo sự thay đổi về nội dung. Có khi nhà văn đề cập đến những vấn đề của muôn thuở nhưng lại nói với giọng điệu riêng, âm sắc riêng của tâm hồn mình do vậy tác phẩm vẫn đem đến cho người đọc cái mới đáng quý. Cái độc đáo sáng tạo về nội dung và hình thức của tác phẩm tạo nên phong cách riêng của người nghệ sĩ không phải là chuyện cách nói mà chủ yếu là vấn đề cách nhìn như Scott Adams từng nhận định rằng: “Sáng tạo là cho phép chính mình phạm sai lầm. Nghệ thuật là biết được sai lầm nào nên giữ lại”. Một cách nhìn đích thân do nghệ sĩ đem lại và anh ta là người đầu tiên phải phát hiện ra được cái khúc mắt trong tác phẩm của mình bởi vì đôi khi cũng sẽ có lúc sai ở một vài lỗi nhỏ và anh ta phải là người trau chuốt, chỉnh sửa thay đổi lại nó. Và cái mới không chỉ đơn thuần thuộc về nội dung hay nghệ thuật một cách cực đoan, có nghĩa là không chỉ đơn thuần tìm ra cái mới trong hình thức mà trước hết phải xuất phát từ cái mới của nội dung. Nhưng những phát hiện, những cách nói mới về hình thức mà không bao chứa một nội dung gì thì cái mới lạ ấy hoá ra chỉ là trò chơi duy mỹ sao! Sức nặng trong ý kiến của Lêônit Lêônôp là ở đó. Mỗi cái sáng tạo phải thể hiện cả từ nội dung đến hình thức. Trong một tác phẩm văn học, nội dung và hình thức không tách rời nhau, vì thế, nhà văn khám phá, sáng tạo củng phải tuân theo quy luật thống nhất của hai phương diện ấy.

Trong văn mạch dân tộc, nhìn trên diện rộng cũng có thể thấy mỗi thời đại để lại một khí chất, mang một cảm hứng chủ đạo khác nhau. Văn học Lý, Trần, Lê lấy cảm hứng chủ đạo là lòng yêu nước, tự hào dân tộc. Sang giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, các nhà nghệ sĩ lại bị ám ảnh hơn cả bởi vấn đề số phận con người, họ không đi vào ngợi ca cảnh thái bình thịnh trị như văn học thời Lê mà xoáy sâu vào bi kịch của những thân phận con người, mỗi tác phẩm lớn của thời kỳ này là một tiếng yêu thương mỗi cá nhân. Sang giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cảm hứng nổi lên trong văn học chân chính lại là tình yêu mãnh liệt, khát vọng độc lập dân tộc. Vào những năm đầu của thế kỷ XX, các thi sĩ phong trào thơ Mới nói lên khát vọng cởi trói cho cái "tôi" cá nhân của mình...  Mỗi thời đại có một nét riêng và cái riêng ấy dội vào tác phẩm với những âm hưởng khác nhau. Thử thách lớn nhất đối với tài năng người cầm bút là trong một đề tài quen thuộc, anh có thể nói lên được điều gì mới lạ hay không, bản sắc riêng, khí chất riêng của mỗi tâm hồn làm cho mỗi tác phẩm có một diện mạo riêng. Có thể nói tư tưởng văn học của nhà văn Nam Cao là một trong những tài năng đăc biệt khi mà người ta theo lỗi cũ chỉ viết về sự đau khổ, cơ cực trơ trọi của con người giữa dòng đời loạn lạc xã hội vào những năm tháng đất nước còn chiến tranh thì ông còn cất lên tiếng nói phản ánh dữ dội về bộ mặt xấu xa, thối rữa xã hội lúc bấy giờ và ông đấu trách cách mạng tư tưởng ấy qua ngòi bút tài hoa của mình, một trong những tác phẩm tiêu biểu ấy đó điển hình là “ Sống mòn”. Sống mòn” không phải là một áng văn chương dịu dàng lãng mạn hay trữ tình đẹp đẽ, nó là một tấm gương lớn đặt giữa xã hội đương thời, để người đọc soi vào đó mà thấy được những mảnh đời u tối, bi thảm, chua xót, nhìn quanh bốn bề đều mịt mù ảm đạm. “Sống mòn” là sống nhưng hồn đã chết trong cuộc đời của chính mình. Mạch văn của tiểu thuyết không nhanh không chậm, xuyên suốt câu chuyện, người đọc dường như chỉ thấy một màu sắc u ám, ảm đạm của cuộc sống quẩn quanh trong hai chữ nghèo khổ. Sống mòn để cho người đọc cảm nhận được một nỗi thống khổ dồn nén trong từng câu từ, như có một cái gì nghẹn lại ở ngực, muốn khóc lại không thể khóc. Tiểu thuyết không có quá nhiều nhân vật, cũng không có những tình tiết cao trào hay giật gân, nó chỉ xoay quanh cuộc sống thường nhật của những con người sống trong cái kiếp nghèo khổ để rồi bản tính tốt của người ta lại bị bào mòn trong cái đói, cái kém ấy. Nhân vật chính của câu chuyện là một thầy giáo tên Thứ, anh từ bỏ cuộc sống chốn làng quê và gia đình của mình để lên Hà Thành làm thầy giáo cho một trường tư của anh họ là Đích với hy vọng sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên những mơ ước của Thứ đã dần lụi tàn theo cuộc sống cơ cực nơi tha phương, nhiều mối lo đè nặng lên vai anh, từ chuyện tiền nhà trọ, tiền lương không đủ sống hay bị đối xử ích kỷ, hẹp hòi bởi những người xung quanh. Điều này đã làm cho Thứ có cảm giác như mình đang chết dần đi từng ngày bởi cái vòng lặp nghèo khổ oan nghiệt của cuộc đời, chính cái nghèo đã thay đổi con người anh và hơn hết là thay đổi cả đời của Thứ. Nó khiến cho anh và Liên, vợ của mình phải chia đôi hai ngả và làm cho hiểu lầm chồng chất hiểu lầm, những đau khổ, uất ức, tủi hờn của cuộc đời đều do cái nghèo, cái đói gây nên. ”Cái nghèo chẳng có ích cho ai, nó làm tiêu mòn sức lực, héo hắt tâm hồn. Nó khiến người ta thành bủn xỉn, nhỏ nhen, ích kỷ, sát bờ đất, nó tạo nên thành nô lệ của đời người.” Cái chết không đáng sợ, đáng sợ là chết trong lúc sống, sự bám riết mòn mỏi và dai dẳng của cái nghèo khiến người ta có cảm tưởng mỗi ngày thức dậy là mỗi ngày tiến gần hơn đến tang lễ của mình. Thứ cũng không ngoại lệ, anh cho rằng rồi mai đây “đời y sẽ sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra, ở một xó nhà quê… rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống”.

Ban đầu tiểu thuyết có tên là “Chết mòn”, một cái chết chậm rãi từng ngày, đó là bi kịch được dự báo trước từ lúc Thứ sinh ra trong một gia đình nghèo, cái nghèo bám riết anh từ thuở còn thơ. Tuy nhiên cuối cùng Nam Cao lại quyết định đổi tên thành “Sống mòn”, có lẽ ông muốn nhấn mạnh hơn về cái bi kịch mà Thứ đang phải chịu đựng. Những đồng lương ít ỏi, những lo toan thường nhật, tình yêu của Thứ cũng bị cái nghèo làm mờ đi, trở nên méo mó và mất đi hình dạng ban đầu để rồi mỗi đêm nhớ về vợ mình, anh lại chì chiết và lên án Liên thậm tệ. Số phận vùi dập Thứ và cả cuộc đời cũng vậy, anh có ước mơ và có hoài bão bởi bản thân Thứ cũng là người có học thức, cuộc đời anh có lẽ cũng sẽ rẽ sang một trang mới tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn nếu số phận không khắc nghiệt như thế. Với tên “Sống mòn”, Nam Cao đã đưa tác phẩm của mình lên một tầm cao mới, có chiều sâu và tinh tế hơn so với cái tên cũ.

Sinh thời, nhà thơ Chế Lan Viên từng nhận định: ''Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình." Thật vậy, trong làng thơ mới, Hàn Mặc Tử là thi sỹ có diện mạo thơ vô cùng phong phú, sáng tạo và đầy bí ẩn. Bên cạnh những vần thơ điên, thơ say, thơ siêu thực là một giọng thơ trữ tình, đằm thắm, thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết, khao khát tình người đến cháy bỏng. Thơ Hàn Mặc Tử thuở ban đầu mang đậm dấu cổ thi, chất trữ tình trong thơ ông là chất trữ tình cổ điển, với lối so sánh ước lệ và thể thơ Đường luật. Tuy nhiên, dẫu bắt đầu bằng những khuôn mẫu nhưng thơ của Tử đã mầm mống xuất hiện những phá cách đầy táo bạo:

''Bóng nguyệt leo song rờ rẫm gối,

Gió thu lọt cửa cọ mài chăn''…

(Thức khuya)

Đọc thơ của Hàn Mặc Tử, có khi người ta cảm thấy bứt rứt kinh khủng bởi lối nói đậm vẻ phương Đông vừa lộ liễu vừa kín đáo. Thơ ông không áp đặt người đọc phải cảm nhận những gì ông cảm nhận, những con chữ chỉ đóng vai trò đòn bẩy, là phương tiện mở ra những liên tưởng độc đáo, làm bật lên cảm xúc riêng biệt trong mỗi người, từ đó mà ta đón nhận những mỹ cảm một cách tròn đầy hơn, đã đời hơn mà reo lên thích thú:

''Trăng nằm sóng soài trên cành liễu

Đợi gió đông về để lả lơi

Hoa lá ngây tình không muốn động

Lòng em hồi hộp chị Hằng ơi''.

(Bẽn lẽn)

Hay khi viết về Xuân Diệu, Hoài Thanh trong “Thi nhân Việt Nam” đã từng nói: “Bây giờ khó mà nói được cái ngạc nhiên của làng thơ Việt Nam hồi Xuân Diệu đến. Người đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn làm thân với con người có hình thức phương xa ấy.

Nhưng rồi ta cũng quen dần, vì ta thấy người cùng ta tình đồng hương vẫn nặng”. Những câu văn đầy xúc cảm và tài hoa đi tìm kiếm những tâm hồn đồng điệu ấy đã hé mở trong ta nhiều điều về sự cách tân mới mẻ, táo bạo của nhà thơ Xuân Diệu trong hành trình sáng tạo. Dù thế nào đi chăng nữa Xuân Diệu vẫn mang trong mình hồn cốt, bản sắc của một nhà thơ nước Việt. Bởi vậy, có thể nói, cái hồn cốt văn hóa là cái níu giữ tâm hồn thi sĩ thì cái cách tân, đổi mới lại là yếu tố đưa ông hòa nhập vào với hơi thở chung của thơ ca đương đại. Trên hành trình sáng tạo ấy, bài thơ “Vội vàng” là một trong những bông hoa ngát hương khoe sắc thắm đầu mùa. Đứng vững chắc trên nền tảng sự hiểu biết về hồn cốt vốn văn hóa dân tộc, Xuân Diệu đã thổi hơi thở của sự cách tân và sáng tạo để làm nên “Vội vàng”, một thi phẩm của sự tân kì, mới mẻ và để hiểu hơn về lời nhận định của nhà phê bình Hoài Thanh, “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ Mới”! “Vội vàng” cuốn người đọc đi trong một nguồn cảm xúc dồi dào, mãnh liệt. Xúc cảm ấy bắt nguồn từ một thể thơ tự do hết sức linh hoạt. Từ những câu thơ năm chữ mở đầu như giãi bày tâm trạng:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

những câu thơ mơn mởn với nét tươi xanh và mới mẻ, từng câu từng chữ bay bổng nhẹ nhàng rất lạ, khác xa với thơ ca thời kì trung đại, ở đây Xuân Diệu đã bộc lên một cái cảm xúc dạt dào rất đỗi mới lạ mà không phải chìm trong sự nặng nề, kéo cảm xúc đi xuống đến mức trầm lặng chua xót như ta thường thấy ở nền thơ ca, văn học cũ. Đặc biệt hơn ở đây, khi cảm nhận được vẻ đẹp non tơ của cuộc sống trần gian, Xuân Diệu đã kết hợp trong thơ trữ tình một giọng điệu tranh luận sôi nổi, hăng hái, mãnh liệt, hùng hồn:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời …”

từ những dòng thơ trên tác giả như muốn lột tả cuộc sống nhàm chán thường ngày khi mọi người cứ lặng thinh lướt qua một cách êm đềm và nhẹ nhàng bằng cách thúc giục họ sống gấp gáp và vội vã hơn để kịp tận hưởng hương sắc, đẹp đẽ của cuộc sống này, tận hưởng từng giây từng phút của cuộc đời hoà mình vào trong thế giới tự nhiên để cảm thụ và bắt kịp lấy nó. Bởi thế, đoạn ba của bài thơ bất chợt ngắn lại như một lời khẳng định:

Ta muốn ôm”

Tiếp đó, hệ thống các động từ mạnh xuất hiện một cách liên tiếp, dồn dập: riết – say – thâu – hôn – cắn … thể hiện một tâm trạng vồ vập, náo nức, say mê trước vẻ đẹp của cuộc sống.

Hình ảnh “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi” thực sự là một sự sáng tạo lạ kì, thể hiện một tâm thế mãnh liệt muốn vơ vào mình tất cả vẻ thanh tơ của cuộc sống. Đằng sau sự mới mẻ, tân kì về mặt hình thức trong ngôn từ, hình ảnh ấy, người đọc cảm nhận được một thông điệp đáng quý, đáng trân trọng: Cuộc đời, mùa xuân và tuổi trẻ chính là vốn quý nhất của đời người. Hãy biết giữ gìn, nâng niu để dâng hiến, để tận hưởng và hưởng thụ bởi còn gì đẹp hơn là thiên đường của cuộc sống trần gian đang hiện hữu trước mắt mọi người. Có lẽ với “Lời thơ vào tập Gửi hương” nhà thơ Xuân Diệu đã cho cuộc sống này chỉ gói gọn trong chữ cường độ:

“Mau với chứ, vội vàng lên với chứ!

Em ơi em, tình non sắp già rồi và sự dâng hiến:

Thơ tôi đó, gió lùa đem tỏa khắp

Và lòng tôi, mời mọc bạn chia nhau”

Tạo hóa thật biết khéo trêu người khi để cho nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ lại luôn phải bồn chồn kiếm tìm một tình yêu trong nỗi đợi chờ khắc khoải. Cả một đời dâng hiến cùng trên hành trình chạy đua với thời gian để được sống và được yêu, nhưng kì lạ thay, suốt một đời, Xuân Diệu lại sống trong cảnh cô đơn. Có lẽ đời ông cũng như thân tằm dâng hiến cả đời mình để đứt ruột thành tơ, đối với bao người từ đó đến nay thì Xuân Diệu vẫn mãi là nhà thơ của tình yêu, một nhà thơ đích thực của mùa xuân huyền diệu.

Chính những khám phá ấy đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn học. Để tạo ra cái mới, người nghệ sĩ cần có tài năng, có năng khiếu bẩm sinh để phái huy cái riêng của mình. Cũng để tạo ra sự mới lạ, nhà văn không ihể xem sáng tác như một thứ nghề chơi mà cần có sự khổ luyện, có sự đào sâu, tìm tòi.

Để rồi sau bao nhiêu thấu hiểu, một lần nữa (M. Gorki): “Xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người” và “Cốt lõi của lòng nhân đạo là lòng yêu thương. Bản chất của nó là chữ tâm đối với con người” của (Hoài Chân) khẳng định lại ý nghĩa cũng như là giá trị thật sự của một người nghệ sĩ chân chính trong lĩnh vực nghệ thuật văn chương thơ ca nói riêng đối với họ cũng như nói chung cho toàn thể tiếng lòng của những nhà văn, nhà thơ khác.

Khép lại khi đi sâu vào cuộc sống, đều nỗ lực tìm ra một cách khám phá mới lạ, chính những khám phá ấy đã tạo nên sự phong phú, đa dạng của nền văn học. Để tạo ra cái mới, người nghệ sĩ cần có tài năng, có năng khiếu bẩm sinh để phái huy cái riêng của mình. Cũng để tạo ra sự mới lạ, nhà văn không thể xem sáng tác như một thứ nghề chơi mà cần có sự khổ luyện, có sự đào sâu, tìm tòi.

Nguyễn Thị Thảo My

  • (Có 1 bình chọn)

"Sắc xuân tuổi trẻ" một cụm từ khơi lên trong tâm trí ta nhiều liên tưởng về một thời điểm khi ta còn tuổi bồng bột, nông nổi, lúc mà ta có quá nhiều điều chưa biết về thế giới này, khiến ta có một cảm giác bồn chồn, phấn khích, và từ hiện tại ta lại hoài niệm về thời trẻ...
Cho dù hành trình của văn học có là cuộc hành trình băng xuyên những “khổ đau, thất vọng” thì đích đến cuối cùng vẫn hướng con người tới miền của sáng trong, của hạnh phúc lâu bền giữa thời cuộc...
Câu nói: “Một hòn đá lăn mãi thì rêu sẽ không bám vào được” của Teruko Kobayashi đã mang đến cái nhìn đặc biệt cho thế hệ trẻ về tầm quan trọng của bản thân và sự bứt phá, vượt qua chính mình trong cuộc sống...
Tác phẩm nghệ thuật có giá trị thường khiến người xem, người đọc có những vỡ lẽ, những cái giật mình…. khi bỗng tự nhìn lại cách sống, cách nghĩ của chính mình
Tuổi 18, một tuổi trẻ đầy chông chênh và lo lắng... như lời thức tỉnh cho hàng ngàn những bạn trẻ đang chập chững bước qua độ tuổi trưởng thành, phải đối mặt với thách thức của cuộc đời...
Hồn Trương Ba, da hàng thịt", là một trong những vở kịch đặc sắc của Lưu Quang Vũ, đã được đi công diễn nhiều lần trên sân khấu trong nước và cả ngoài nước...