Tài liệu luyện thi đại học môn lịch sử

17/04/2020

Những năm gần đây bộ môn Lịch sử áp dụng hình thức thi trắc nghiệm trong kì thi THPT quốc gia, bên cạnh những câu hỏi cơ bản đa phần kiến thức trong sách giáo khoa Lịch sử Lớp 12 và phần Lớp 11, còn có những câu hỏi đòi hỏi thí sinh phải vận dụng kiến thức khái quát và tư duy lịch sử giữa các sự kiện lịch sử có liên quan phần kiến thức và thực tế phần tư duy kiến thức lịch sử, nhận biết “bản chất” của câu hỏi là mấu chốt để thí sinh tìm ra đáp án trả lời chính xác nhất.

 

       Học để thi trắc nghiệm khác xa so với học để thi tự luận. Số lượng câu hỏi nhiều và trải ra hết chương trình. Các câu hỏi dù ở mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp hay vận dụng cao cũng chỉ có 4 phương án (A, B, C, D), trong đó chỉ có 1 phương án đúng hoặc đúng nhất và 3 phương án gây nhiễu. Mỗi câu trắc nghiệm trong đề thi sẽ bắt đầu bằng một câu hỏi hoặc mệnh đề dẫn luận liên quan đến nội dung kiến thức trong chương trình. Các em dựa trên cơ sở kiến thức đã có của mình để chọn phương án đúng nhất. 

 

       Vì vậy vấn đề quan trọng nhất là học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản lịch sử lớp 11 và lịch sử lớp 12, ngoài ra học sinh còn cần có sự tư duy lịch sử (tư duy vấn đề liên quan đến câu hỏi), thí sinh cần phải đọc kỹ câu hỏi và các đáp án A,B,C,D  sau đó dùng biện pháp tư duy loại trừ đáp án không phù hợp với câu hỏi và chọn ra đáp án phù hợp nhất với câu hỏi yêu cầu.

 

  • Trong chương trình Lịch sử 11 

+ Phần thế giới : Trọng tâm là cách mạng tháng Mười Nga, Chiến tranh thế giới thứ nhất, Quốc tế 3, Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Phần lịch sử Việt Nam (từ năm 1858 đến đầu thế kỷ XX), trọng tâm là các Hiệp ước (1862, 1874, Hác-măng và Patơnốt), phong trào Cần vương và các  hoạt động cứu nước đầu thế kỷ XX.

 

  • Trong chương trình Lịch sử lớp 12 gồm có hai phần kiến thức:

+ Thứ nhất là phần Lịch sử thế giới gồm 11 bài (1945 - nay), trọng tâm nắm được sự ra đời, hoạt động của các tổ chức mang tính quốc tế và khu vực (Liên hợp quốc, EU, ASEAN) ; tình hình phát triển kinh tế các nước lớn và mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Thứ hai là phần Lịch sử Việt Nam gồm 24 bài (1919 - nay) – đây là nội dungkiến thức dài, khó chiếm khoảng 50 % điểm bài thi.

Thí sinh cần học kỹ các từ khóa lịch sử, ví dụ: “trung tâm kinh tế - tài chính thế giới”, “tổ chức khu vực lớn nhất hành tinh”, “Chiến tranh lạnh”, “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”…, ý nghĩa của các sự kiện lịch sử, hay những sự kiện lịch sử mang tính “bước ngoặt”  đánh dấu sự phát triển của lịch sử cách mạng Việt Nam.

Ví dụ: (Học sinh phân loại theo vấn đề lịch sử hoặc chia theo mốc thời gian để nắm và hiểu kiến thức cơ bản)

  1. Nhân vật lịch sử và hoạt động chính: Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…

  2.  Tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Việt Nam Quốc dân đảng.

  3. Tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng, Đông dương Cộng sản liên đoàn.

  4. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930).

  5. Các Hội nghị của Đảng (từ 1930 – 2000) và ý nghĩa .

  6. Các chiến thắng lớn: 

+ Chống Pháp: Cách mạng tháng Tám 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ 1954.

+ Chống Mĩ: Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

  1. Các chiến dịch lớn: Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, Chiến cuộc đông – xuân 1953 – 1954.

  2. Các trận thắng lớn đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ: phong trào “Đồng khởi” (1960), chiến thắng Ấp Bắc (1963), trận Vạn Tường(1965), trận “Điện Biên Phủ trên không”…trong chống “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh”  và “Đông Dương hóa chiến tranh”.

  3. Các Hiệp định: Hiệp định Sơ bộ, Bản Tạm ước, Hiệp định Giơnevơ, Hiệp định Pari.

  4.  Nội dung và đường lối đổi mới của Đảng (1986 – 2000)

  5.  Liên hệ, so sánh, sắp xếp dữ kiện lịch sử.

Tóm lại: để làm tốt bài thi môn lịch sử kỳ thi THPT quốc gia yêu cầu thí sinh phải tập hợp nhiều kỹ năng, trong đó nắmhiểu phần kiến thức cơ bản tư duy kiến thức, hiểu mối quan hệ giữa phần kiến thức này với phần khác, so sánh, liên hệ thực tế hiện nay. Học sinh cần thông qua sách báo tìm hiểu thêm những kiến thức có liên quan đến bộ môn, qua đó có sự liên tưởng và tư duy tổng hợp để nhận biết được câu hỏi cần đáp ứng phần kiến thức để chọn đáp án đúng nhất.

(Trần Thị Nhung- GV Trường THPT Vĩnh Viễn)

  • (Có 1 bình chọn)

Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022 của Bộ GD-ĐT và gợi ý giải
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MH ĐỀ THI TN THPT 2021 - MÔN SỬ
GỢI Ý GIẢI ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ THPT 2020 - MÃ ĐỀ 321
LỊCH SỬ LỚP 12 - ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI.
Lịch sử 12 - LỊCH SỬ VIỆT NAM 1945 - 1954 ( PHẦN 2)
Ôn Tập Online Lớp 12 | Lịch sử Việt Nam 1939 -1945 Phong trào giải phóng dân tộc