Sáng 7/12/2021, trong khuôn khổ chuyên đề nghị luận: Phép màu trong cuộc sống, tiết học môn Ngữ Văn lớp 10A2 - Trường THPT Vĩnh Viễn được đón mời Th.s Tâm lý Đặng Hoàng An. Thầy An là một nhân chứng sống về những nỗi đau tuột cùng, về nghị lực khôn cùng và về phép màu trong cuộc sống.
Người Giảng viên 26 tuổi của Đại học Sư phạm TPHCM đó bổng nhiên mất đôi chân sau một biến cố lớn. Những lần “tập chết để biết mình còn được sống”, những đau đớn, tuyệt vọng, bao giọt nước mắt của ba mẹ, người thân, bạn bè, đồng nghiệp học trò đã rơi xuống đồng cảm với thầy, và người trong cuộc chia sẻ đã từng quyên sinh. Nhưng rồi phép màu đã đến, từ trong gốc rễ một người được đào tạo về tâm lý, từng sống đời ý nghĩa và bằng tình đời, tình người sự sẻ chia của những người tâm giao, Thầy An đã “chấp nhận đôi chân tròn” để nó tiếp tục lăn trên những “triền đồi cuộc sống”. Và giờ đây Thầy An đã trở thành người truyền cảm hứng, sự thiết tha yêu đời, nghị lực và ý chí sống mạnh mẽ đến với các thế hệ học sinh, sinh viên và những ai đang “ngã lòng” trong “cuộc dâu bể” này.
Bài học hôm nay thầy đưa dẫn đó chính là gia đình, tình yêu và sự chia sớt. Câu chuyện về chú ốc sên, về “ròng ròng cá chuối” đã sinh động truyền dạy cho các trò những điều ý nghĩa về tình mẫu tử, về sức mạnh ý chí về đạo lý làm người…
Một số hình ảnh buổi học
“Muốn thắp sáng ngọn nến phải tự đốt cháy chính mình” sau bao nhiêu những bề bộn, vấp ngã, những áp lực bộn bề trong cuộc sống thì chúng ta nhận ra một điều chỉ có sự nỗ lực của bản thân mới giúp chúng ta vượt lên tất cả. Cho nên Thầy đã khuyên các con rằng “dù gian nan quyết không đổi hướng- chỉ một đường cao thượng mà đi”. Đó là con đường của học vấn, trí tuệ, yêu thương và can đảm.
Kết thúc buổi học, các trò vỡ vạc ra nhiều điều. Thay mặt tập thể và nhân danh cá nhân lớp trưởng Huỳnh Thị Phương An đã gửi thư cảm ơn với những dòng tri ân tha thiết với Thầy An và mong muốn sẽ gặp lại thầy trong nhiều cuộc trò chuyện hơn nữa hoặc thông qua diễn đàn tư vấn liên mạng.
Cảm ơn giáo dục đã kết nối, thắp lửa cho những hành trình của tương lai. Buổi trò chuyện kết thúc và bài học thì ở lại. “Thôi thúc chúng em cần cố gắng, nỗ lực hơn nữa”.