Nội dung ôn luyện Tiếng Anh

20/02/2020

Để chuẩn bị tốt cho  kỳ thi, các em nên cố gắng làm theo lộ trình và những nguyên tắc sau:

1. Lên kế hoạch chi tiết – sự chuẩn bị đầu tiên

  Hãy liệt kê các nội dung chính cần ôn tập để bắt đầu lập kế hoạch cụ thể những phần học đó. Những hướng dẫn ôn thi THPT Quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ là nguồn tham khảo hữu ích giúp cho các em tránh được việc bỏ sót kiến thức.

2. Phân loại kiến thức để ôn luyện theo chủ đề

 Hãy chia nhỏ theo những chủ đề, bài học khác nhau. Sau đó, chi tiết hơn, mỗi bài học hãy chú ý về từ vựng chính của bài, các từ, từ loại mở rộng và các cấu trúc ngữ pháp.Thông thường các giáo viên thường hướng dẫn các em ôn thi theo chuyên đề sau : Tenses(thì) ,Conditional sentences, Passive voice, Relative clauses…..

3. Rèn luyện kỹ năng làm bài

 Để có được kết quả thi cao, các em cần có kỹ năng làm bài thật thuần thục. Cụ thể là nắm được cách làm bài, các ngữ pháp căn bản như các thì, câu bị động, câu điều kiện… và cố gắng làm thật nhiều dạng bài khác nhau, làm quen với các đề thi tham khảo để không bị bỡ ngỡ và lúng túng khi làm đề thi thật.

4. Hiểu rõ các cấu trúc một cách căn bản chứ không chỉ là áp dụng máy móc. Dù là từ mới hay cấu trúc ngữ pháp, hãy thực hành ngay bằng cách vận dụng vào các tình huống. Nên thuộc lòng các ví dụ minh họa… để có thể phản xạ nhanh, và hiểu rõ hơn về từ vựng, ngữ pháp. Thầy cô giáo sẽ là người hướng dẫn hiệu quả nhất khi các em có những thắc mắc trong quá trình ôn tập. 

5. Sử dụng thêm những cuốn sổ tay ngữ pháp. Do đặc thù kỳ thi viết, nên ngữ pháp vẫn là phần quan trọng trong bài thi tiếng Anh. Sổ tay ngữ pháp sẽ giúp các em nhận biết được những lỗi đơn giản nhất, những cấu trúc đã từng sai. Đồng thời, để củng cố thêm phần ngữ pháp sẽ được dùng cho bài thi, các em có thể tham khảo thêm từ nhiều nguồn khác nhau như: Internet, sách, báo…

Vì thế , khi ôn thi các thí sinh nên chú ý:

Hiểu về cấu trúc đề để ôn thi thật chuẩn

 Về cơ bản, mỗi đề sẽ được phân bổ theo các dạng câu hỏi như sau:

  • 12 câu đọc hiểu (8 câu bài đọc dài, 5 câu bài đọc ngắn)

  • 14 câu lẻ ngữ pháp từ vựng

  • 5 câu điền từ

  • 5 câu viết lại sao cho gần nghĩa nhất với câu gốc (3 câu viết lại, 2 câu kết hợp câu)

  • 4 câu ngữ âm (2 câu phát âm, 2 câu trọng âm)

  • 4 câu đồng nghĩa hoặc trái nghĩa (2 câu đồng nghĩa, 2 trái nghĩa)

  • 3 câu tìm lỗi sai

  • 2 câu thuộc lĩnh vực giao tiếp

Theo đó ,thí sinh cần nên cố gắng ôn tập làm bài thi theo gợi ý sau:

Kiến Thức Cốt Lõi

A. Kiến thức Ngữ Pháp

Là phần quan trọng để giải quyết các câu hỏi của đề thi nên học sinh phải nắm thật căn bản và nâng cao kiến thức ngữ pháp. Các chủ điểm sau cần phải nắm vững lý thuyết lẫn thực hành qua các bài tập về:

    • Verb tenses: 12 thì căn bản vì được ứng dụng ở các mệnh đề phụ trạng từ như : điều kiện, wish,...

    • Modals ( quan trọng)

   • Gerund and Infinitive

   • Passive voice

   •Subject-verb agreement

   • Parts of Speech( từ loại)

   •Prepositions

   • Subordinate clauses: Noun clauses, relative clause, adverb clauses -  of time - of manner - of place - of reason - of recession...

      • Inversion and emphasis

      • Tag question

      •Subjunctive mood

B. Kiến Thức về Từ vựng

Học sinh yếu phần nầy thì không thể hiểu Văn Cảnh để trả lời đúng câu hỏi của đề. Do đó, ngay bây giờ phải nắm vững từ của từng bài học trong sách giáo khoa. 

C. CÁCH HỌC VÀ CÁCH LÀM BÀI THI.

    1. Ngữ pháp

Học lý thuyết và làm nhiều bài tập từng chủ điểm từ cơ bản đến nâng cao.

Sao cho khi gặp bất cứ câu hỏi nào cũng có thể tim được giải đáp đúng.

     2. Tự vựng

      Bất cứ từ nào trong chương trình học cũng phải nắm vững , bằng cách học :    Nghĩa, Phát âm, Dấu nhấn, Từ cùng gia đình, Đồng nghĩa, Phản nghĩa.

Theo trình tự  thí sinh nên làm trước phần ngữ âm, vì đây là phần dễ. Với dạng bài ngữ âm, trọng âm, ngoài học thuộc một số quy tắc phổ biến  như phát âm đuôi -ed, -s/es, thì việc làm nhiều bài tập để biết được cách phát âm , đánh trọng âm của từ là rất quan trọng. Mặc dù có qui tắc chung nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ, vì thế cần thuộc lòng và cần lưu ý các trường hợp ngoại lệ (xuất hiện trong sách giáo khoa), hoặc những trường  hợp phụ âm câm.

3.Cách tìm đáp án cho câu hỏi Khoảng Trống

  Đọc quét trước và sau khoảng trống và loại suy để loại dần đáp án không hợp lí. Có khi đọc tiếp một đoạn dài mới tìm được đáp án đúng.

      4. Cách tìm đáp án cho câu hỏi Đọc Hiểu

           a. Đối với đọc hiểu Tổng quát (ý chính):  

+ Đọc đoạn nhập đề của bài reading, ý chính thường ở câu cuối.

+ Đọc nhanh cả bài, ý chính thường được lặp lại nhiều lần dưới dạng từ Tương cận.

              b. Đọc hiểu chi tiết

Phải đọc quét kỹ bài đọc. Trước tiên , đọc câu hỏi kỹ để tìm từ khóa (key word), rồi quay sang đọc Reading để tìm từ khóa tương đồng để định vị thông tin cần tìm , đọc quét trước và sau đoạn này ắt tìm ra câu trả lời đúng. Nắm vững kiến thức cốt lõi về Ngữ pháp và Từ vựng và dùng loại suy hợp lí sẽ đạt hiệu quả rất cao

        Hiện nay  một trong những vấn đề mà các giáo viên dạy lớp 12 than phiền là các em lười học từ, dẫn đến việc thiếu vốn từ  để làm bài. Để nhớ từ vựng có rất nhiều cách, nhưng quan trọng nhất là thí sinh phải tìm ra được cách nhớ từ vựng tiếng Anh phù hợp với chính mình. (ghi chú lại từ vựng kèm ví dụ minh họa cụ thể theo từng chủ đề), học theo các bảng word form thường được thống kê theo hình thức khung bảng phân loại từ: danh từ , động từ, tính từ , trạng từ; rà soát số từ trọng tâm mỗi bài có trong sách giáo khoa ở trang cuối ….Sau đó củng cố lại bằng cách làm bài tập liên quan đến phần từ vựng.

Ngoài ra, khi học từ vựng thí sinh cần lưu ý về các dạng từ của đề thi gồm Thành ngữ (Idioms), Cụm động từ (Phrasal verb), Cấu trúc câu (Phrase, Pattern), Sự kết hợp từ (Collocation) để có thể ghi chú và học một cách logic hơn.

Đặc biệt, dạng câu hỏi về từ đồng nghĩa, trái nghĩa thường đòi hỏi vốn từ vựng rộng đi kèm với kỹ năng suy đoán nghĩa của từ trong câu. Vì thế, thí sinh cũng cần luyện tập kỹ năng suy luận và loại trừ đáp án. Về phần ngữ pháp, cần chú trọng vào ngữ liệu trong sách giáo khoa, vì đề thi thường bám rất sát phần ngữ pháp trong sách, không cho quá xa vời. Tuy nhiên, đối với những em mong muốn đạt điểm cao thì cần chú trọng và đọc thêm về một số dạng ngữ pháp đặc biệt khác.

Dạng bài chức năng giao tiếp trong đề thi THPT quốc gia khá đa dạng về các chủ đề giao tiếp trong cuộc sống, từ việc cảm ơn, xin lỗi, chúc mừng, xin phép, đề nghị… đến những câu hỏi, câu nói thường ngày.

      Để làm tốt phần này, cần ôn lại các chủ điểm theo đơn vị bài học (Themes_ Textbook_class 12), chủ điểm về nội dung bài đọc, hoặc từ vựng trọng tâm là từ của các bài học trong sách giáo khoa lớp 12. Các chủ điểm bao gồm:

- You and me (Home life/ Cultural Diversity/ Ways of Socializing)

- Education (School Education System/ Higher Education/ Future Jobs)

- Community (Future Life)

- Nature and Environment (Endangered Species)

- Recreation (Books/ Water Sports/ SEA Games)

- People and Places (International Organizations/ Women in Society/

The Association of SouthEast Asian Nations)

Kế đến là dạng tìm lỗi sai, thí sinh cũng cần chú ý dù rằng chỉ có 3 câu.

Dưới đây là một số nhóm lỗi mà các em cần chú ý khi làm bài tập hoặc bài thi dạng này.

– Nhóm 1 – Lỗi chọn từ: nghĩa của từ, từ loại;

– Nhóm 2 – Lỗi liên quan đến thời của động từ, sử dụng và kết hợp thời;

– Nhóm 3 – Lỗi về thành ngữ, động từ thành ngữ;

– Nhóm 4 – Lỗi liên quan đến mệnh đề và dạng câu.

Với mỗi câu dạng tìm lỗi, các em có thể thực hiện 3 bước sau:

Bước 1: Đọc cả câu để nắm rõ:

+ Nghĩa cần truyền đạt;

+ Thời và cấu trúc câu/loại câu;

Bước 2: Dựng câu đúng trên cơ sở đã phân tích;

Bước 3: So sánh từ/cụm từ được gạch dưới với câu đúng mà mình vừa dựng, xác định lỗi dựa trên các nhóm lỗi chính đã học.

Cả 3 bước trên đều diễn ra trong đầu và diễn ra rất nhanh trong vòng khoảng 1 phút cho một câu hỏi thi. Vì thế để làm quen dạng bài này các em nhớ thường xuyên luyện tập.

Phần  còn lại là cố gắng dành thời gian tập trung cho phần điền từ và đọc hiểu. Đây là phần  phân loại thí sinh khá giỏi. Tuy độ khó có giảm đi so với những năm 2015 trở về trước, nhưng rất khó đạt điểm 10. Thí sinh nên làm bài đọc hiểu theo trình tự sau:

Bước 1: Hãy đọc thật nhanh từ đầu đến hết bài đọc, không dừng lại khi có từ mới. Một phút để thực hiện bước này và trả lời các câu hỏi: Chủ đề của bài này là gì?  Các sự kiện của bài diễn ra trong quá khứ hay hiện tại? Bài có mấy khổ, mỗi khổ nói về chủ đề gì?

+ Các em có khoảng 1 phút -1,5 phút để làm bước 1.
+ Mục đích của lần đọc thứ nhất là nắm được nội dung chính của bài, thời gian và bố cục của bài. Việc này giúp các em rất nhiều trong việc suy luận và chọn ra câu trả lời đúng.
– Bước 2: Đọc từng câu hỏi một. Với mỗi câu hỏi, xác định xem thông tin cần tìm trong bài là gì, xác định vị trí thông tin trong bài đọc. Xem cả 4 đáp án đã cho và lựa chọn ra đáp án đúng. Chú ý không dừng lâu ở những câu khó mà bỏ qua.
Bước 3: kiểm tra lại đáp án và xử lý câu hỏi khó.

Riêng phần điền vào chỗ trống  để ý các câu trắc nghiệm dạng chọn từ/cụm từ điền vào chỗ trống bao gồm cả phần kỹ năng viết, trắc nghiệm từ vựng, trắc nghiệm ngữ pháp và trắc nghiệm chức năng giao tiếp.

Bước 1: đọc cả câu để nắm rõ:+ Nghĩa cần truyền đạt;+ Thì và cấu trúc câu/loại câu.

Bước 2: Phân tích chỗ trống cần điền, thí sinh đọc không chỉ câu có chứa chỗ trống cần điền, mà cả câu trước và sau nó để nắm rõ ý và xác định từ cần điền đóng vai trò ngữ pháp là gì, nghĩa là gì, có thể là từ loại nào ( thông thường những từ cần điền rất rõ, do các giới từ phía sau qui định nghĩa)

Bước 3: đọc kỹ cả 4 đáp án đã cho và chọn đáp án đúng : phân tích đáp án cho sẵn, loại đáp án sai, tìm đáp án đúng.
Bước 4: kiểm tra lại từ đầu đến cuối, tìm sai sót và sửa nếu có.

          Phần cuối cùng trong đề thi là viết lại câu mà nghĩa của nó gần giống với câu gốc. Để làm được bài này, học sinh cần nắm vững cách sử dụng liên từ, cách dùng mệnh đề quan hệ, mệnh đề danh ngữ, mệnh đề rút gọn… (đối với dạng nối câu) và đảm bảo nghĩa của câu mới giống hoàn toàn so với câu gốc, đồng thời đúng ngữ pháp (đối với dạng câu đồng nghĩa).

Phạm Tấn Hoàng- Bùi Trọng Quyền 

( GV Trường THPT Vĩnh Viễn)

  • (Có 1 bình chọn)

Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2022 của Bộ GD-ĐT và gợi ý giải
Với từng dạng bài cụ thể, cô Trần Hồng Hạnh, giáo viên trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội, đưa ra các bước giúp học sinh làm tốt môn tiếng Anh.
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ MINH HỌA ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT 2021 - MÔN LÝ
HƯỚNG DẪN ĐỀ MINH HỌA ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT 2021 - MÔN TIẾNG ANH
English 11: THE ASIAN GAMES
Hướng dẫn TIẾNG ANH lớp 12 - ENDANGERED SPIECES ( UNIT10 SGK)