Người đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp, đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, là đi tìm chính bản thân mình

19/12/2023

Người đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp, đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, là đi tìm chính bản thân mình. (Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, Đỗ Đức Hiểu)

Châu Huệ Trân

Lớp 12a1, Trường THPT Vĩnh Viễn

Ta say đắm trước áng mây hồng rực rỡ buổi bình minh sớm mai chớm nở hay áng mây buồn khi chiều tàn khuất lối? Ta rung động trước những áng văn thơ du dương như lời nhạc, lung linh như những đóa hoa thắm thiết ngày xuân sang. Cuộc đời là cả trang hành trình dài để săn tìm cái đẹp và luôn vì cái đẹp để tồn tại. Cũng vì thế mà đây là những bước khởi đầu đặc trưng của văn học. Giá trị thẩm mỹ chính là một chức năng quan trọng để kiến tạo nên vẻ đẹp cho văn chương. Người đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp, đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, là đi tìm chính bản thân mình. Cũng vì vậy mà hành trình đọc một tác phẩm văn học chính là hành trình đi tìm vẻ đẹp của tác phẩm, đi tìm những thông điệp, tư tưởng được tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Nhưng đó cũng là hành trình đi tìm chính bản thân mình, tức là có sự đồng cảm, thấu hiểu, đặt mình vào tác phẩm, tìm ra câu trả lời cho những trăn trở của bản thân mình về cuộc sống.

Lev Tolstoy quan niệm: “Bất kì một tác phẩm nghệ thuật nào cũng đều làm công việc khiến cho người cảm thụ tham gia vào sự giao tiếp đã hoặc đang sản sinh ra nghệ thuật”. Đã bao lầnta băn khoăn tự hỏi, điểu gì đã khiến cho những áng văn kia mang trong mình vẻ đẹp và sức mạnh ngôn từ mãnh liệt và sâu sắc đến thế.Phải chăng những người nghệ sĩ đã phải trút cạn tâm hồn mình, hiến dângdòng chảy thơ ca trong huyết mạch cùng con tim không ngừng đập lên liên hồi vì vẻ đẹp sâu lắngtrên từng nét bút. Chính nỗi lòng nặng trĩu cùng những tâm tưchôn giấu trong lòng người nghệ sĩ chính là tiền đề để họ có thể chấp bút lên sáng tác.

Văn học đôi khi chính là bức tranh phản ánh hiện thực toàn cảnh xã hội nhưng một điều quan trọng ta cần nhớ rằng đây chẳng phải là một bức ảnh sao chép hời hợt và nông cạn. Nhà văn phải chắt lọc và ân cần quan sát cuộc sống quanh mình, mượn những hình tượng, tính cách hay chỉ đơn thuần là những con vật, đồ vật quanh ta mà viết nên nỗi lòng thầm kín mà nguời vun vén bấy lâu.

Truyện ngắn thế sự Nguyễn Huy Thiệp mở ra một cõi người đa dạng. Ở đó có người tốt, kẻ xấu, có kê cao thượng, kẻ thấp hèn, từng lớp người xô vồ chen nhau mà sống và cả những khối cô đơn cùng nỗi lòng nặng trĩu hữu hình xếp chồng lên nhau. Ấy vậy mà điều chung nhất, mới lạ nhất lại là điều độc đáo và đặc biệt nhất trong cung cách sáng tác và hình tượng nhân vật trữ tình trong văn Nguyễn Huy Thiệp – hình ảnh con người “lưỡng diện”. Hình tượng nhân vật trong truyện ngắn chẳng hề bị gò bó trong những khuôn đúc sẵn có mà lại sinh động, đa dạng như chính cuộc đời này.

Thưởng thức và chắt lọc được những cái đẹp của văn học cũng là cách để con người ta có thể tự chữa lành những tâm hồn u uấtchính là những yếu tố thiết yếu nhất để kiến tạo nên những nét đẹp mang tính thẩm mỹ cao trong văn học. Nét đẹp của văn chươngchính là sự xoa dịu ngọt ngào, gạt bỏ khỏi lòng người những điều xấu xa và rồi chỉ để lại những điều tinh tuý nhất, thanh cao nhất cho phẩm giá của một con người. Từ đó ta có thể thấy rằng thiện không đúng chỗ là ác nhưng cái ác vẫn có thể được sinh ra từ chỗ thiện: “Tình thương vô ý gây nên tội – Tôi đã tù sao bắt nó tù” (Tố Hữu – Con chim của tôi). Nhà văn Nguyên Tuân đã thành công khắc hoạlên vẻ đẹp của hai tầm hồn của Huấn Cao và viên quản ngục. Hai số phần đứng ở hai cươngvị, hai tầng lớpkhác nhau nhưng điều bất ngờ nhất mà chẳng ai có thể tưởng tượng được rằng, viên cai ngục ấy lại ngưỡng mộ và tiếc thương cho một kiếp người tài hoa, cùng tấm lòng thiên lương cao cả nhưng giờ phải chịu cảnh cổ gông, xiềng xích. Vẻ đẹp con người của Huấn Cao được Nguyễn Tuân tinh tế miêu tả qua từng nét chữ của người tử tủ trong nơi tăm tối như nhà ngục. Ánh lửa lập loè cùng dáng người cần mẫn, nắn nót từng khuôn chữ, một cảnh tượng xưa nay chưng từng có. Chẳng cần thư phòng sạch sẽ khang trang, chỉcần một tấm lòng mang cùng niềmđam mê thanh thoát, hướng tới những niềm lạc quan tươi sáng phía xa chân trời. Nơi mà ánh sáng ý chí của những con người đẹp được bừng lên rực rỡ, vượt qua mọi bất công, oan trái từ định kiến xã hội.

Tác phẩm văn học giống như những giọt mật ngọt trân quý được nghệ sĩ tạo nên sau quá trình lao động nghệ thuật đầy chông gai. Nhà văn phải như con ong hút lấy nhụy của đời sống mà viết nên trang. Tác phẩm văn học là kết quả của quá trình nhà văn quan sát, nghiền ngẫm về các vấn đề xã hội và bày tỏ thái độ, quan điểm của mình về chúng. “Mặt trời của thi ca Nga” – Puskin đã từng bộc bạch: “Thơ được tạo ra từ cơn động kinh của tâm hồn. Đó là cú đại địa chấn được dồn ứ từ những biến cố, những kỉ niệm, có khi là từ một nỗi nhớ quặn lòng”, do đó, bạn đọc khi thả hồn mình vào tác phẩm, anh bỗng bắt gặp những giọt nước mắt của người nghệ sĩ, lắng nghe những tiếng nỉ non thì thầm của văn nhân, những tiếng hát, tiếng ca hân hoan, vui mừng, sung sướng, đau khổ, tuyệt vọng, trăn trở,.. Vì vậy, đọc tác phẩm cũng là khám phá bức chân dung tinh thần người nghệ sĩ thể hiện qua cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ... trong tác phẩm.

Quả thật, một tác phẩm nghệ thuật thực sựsẽ đưa ta đến những chân lý mới mẻ, bồi đắp những khoảng trống tâm hồn ta bằng những mảnh tâm tình vào chỗ còn thiếu sót. Sáng tạo nghệ thuật là cả một cuộc hành trình gian nan của người nghệ sĩ vì thế ta mới hiểu được các nhà văn, nhà thơ phải tinh tế, khéo léo thế nào mới có thể nắm bắt hiện thực cuộc sống và gửi gắm những mảnh ghép đầy tâm huyết vào “những đứa con tinh thần” của họ. Có lẽ cũng chính vì thếmà sau mỗi tác phẩm, nhà văn lại dồn hết những thứ tình cảm thiêng liêng cùng cái tâm của mình qua từng dòng văn hội tụ đủ những nét tinh hoa và cũng nhờ đó mà khắc sâu vào lòng ngườivà tồn tại mãi với thời gian. Truyện Kiều – Nguyễn Du là một bằng chứng sinh động của “…nếu không có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời thì tài nào có cái bút lực ấy…” (Mộng Liên đường chủ nhân) và để cho thế hệ sau:

“Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc

Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên.”

(ChếLanViên–ĐọcKiều)

Sự thương cảm và thấu nỗi hồng trần cay nghiệt cùng những oan trái, bất công cho thân phận người con gáihồng nhan,Nguyễn Du dường như đã cùngđưa ta cảm nhận từng cung bực cảm xúc lẫn nội tâm nàng Kiều, để rồi:

"Nỗi chìm kiếp sống lênh đênh

Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều."

(Tố Hữu -Bài ca xuân 61)

“Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng, bác ái, luôn luôn thôi thúc các nhà văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mình cho nhân loại” (Lev Tolstoy).Chúng tacũng đã từng băn khoăn suy nghĩ và tự hỏi, điều gì đã khiến cho những áng thơ văn lại mang giá trị ngôn từ tuyệt đẹp đến thế? Phải chăng những người nghệ sĩ đã phải trút cạn những giọt châu tinhtúy và thanh cao nhất từ tận đáy lòng để tạo nên giá trị thẩm mỹ hoàn hảo cho những đứa con tinh thần mà họ gửi gắm tâm tư, tình cảm. Nét đẹp của văn chương dườngnhư đã gạt bỏ đi những định kiến cay nghiệt của xã hội mà ôm con người ta vào lòng, xoa dịu từng con đau quặn lòng và rồithanh lọctâm hồn chúng ta, đọng lại trong tâm trí ngườiđọcnhững giọt ngọc thanh khiết nhất và cũng chính từ những suy tư sâu lắng ấy, con người ta lại càng yêu quý chính con người ta hơn, cuộc đời hơn bởi ta tìm lại được chính mình từ bản ngã chiếm hữu một nửa phần hồn ta từ những ngày tăm tối.

Văn chương phải như con thuyền chứa đựng những tình cảm cao đẹp vượt qua giông bão của thời gian để thì mới có đủ sức làm rung động trái tim bạn đọc, mới có khả năng “vượt qua sự băng hoại của thời gian” và “không thừa nhận cái chết”. Đứa con tinh thần của người nghệ sĩ nếu không chứa đựng tình cảm của người sáng tạo ra chúng thì văn học có điểm gì khác với những cuốn sách pháp luật với những giáo điều xơ cứng. Tình cảm trong văn chương sẽ giúp tác phẩm đến gần hơn với bạn đọc, giúp họ có thể chạm tới những cung bậc tình cảm, cảm xúc và tư tưởng người nghệ sĩ. Hành trình thả hồn mình vào trong tác phẩm văn học chính là hành trình bạn đọc đi tìm tâm hồn, tư tưởng, tình cảm người nghệ sĩ. Những tình cảm, tư tưởng ấy như lời mời gọi bạn đọc khám phá tác phẩm, tạo nên cho đứa con tinh thần người nghệ sĩ một đời sống mới.

“Người đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp, đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, là đi tìm chính bản thân mình.”, nhận định của giáo sư Đỗ Đức Hiểu không chỉ đúng với những tác phẩm truyện của Nguyễn Huy Thiệp mà còn là một nhận định đúng với các tác phẩm văn học khác. Thả hồn mình vào trong tác phẩm văn học tức chính là cách để con người ta cảm thụ hết những phần tinh tuý nhất của văn học. Tác phẩm nghệ thuật là kết quả ngọt ngào của cả một quá trình ấp ủ và nuôi dưỡng nguồn cảm hứng bất tận để sáng tạo nên những điều cao đẹpcùng những giá trị nhân đạo, thẩm mỹ,giáo dục và nhận thức bởi nó chính là tấm gương phản chiếu lại vẻ đẹp hữu tình nhất của cuộc đời. Và cũng từ đó giúp con người ta soi chiếu lại chính bản thân mình. “Văn học,đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánhsáng.” (Charles Dubois)

  • (Có 1 bình chọn)

"Sắc xuân tuổi trẻ" một cụm từ khơi lên trong tâm trí ta nhiều liên tưởng về một thời điểm khi ta còn tuổi bồng bột, nông nổi, lúc mà ta có quá nhiều điều chưa biết về thế giới này, khiến ta có một cảm giác bồn chồn, phấn khích, và từ hiện tại ta lại hoài niệm về thời trẻ...
Cho dù hành trình của văn học có là cuộc hành trình băng xuyên những “khổ đau, thất vọng” thì đích đến cuối cùng vẫn hướng con người tới miền của sáng trong, của hạnh phúc lâu bền giữa thời cuộc...
Câu nói: “Một hòn đá lăn mãi thì rêu sẽ không bám vào được” của Teruko Kobayashi đã mang đến cái nhìn đặc biệt cho thế hệ trẻ về tầm quan trọng của bản thân và sự bứt phá, vượt qua chính mình trong cuộc sống...
Tác phẩm nghệ thuật có giá trị thường khiến người xem, người đọc có những vỡ lẽ, những cái giật mình…. khi bỗng tự nhìn lại cách sống, cách nghĩ của chính mình
Tuổi 18, một tuổi trẻ đầy chông chênh và lo lắng... như lời thức tỉnh cho hàng ngàn những bạn trẻ đang chập chững bước qua độ tuổi trưởng thành, phải đối mặt với thách thức của cuộc đời...
Hồn Trương Ba, da hàng thịt", là một trong những vở kịch đặc sắc của Lưu Quang Vũ, đã được đi công diễn nhiều lần trên sân khấu trong nước và cả ngoài nước...