Thơ vẫn mãi là sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại

01/02/2023

“Thơ vẫn mãi là sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại” (Hoài Thanh – Hoài Chân)

Lê Thị Cẩm Ly

(lớp 12A2, Trường THPT Vĩnh Viễn, năm học 2022 – 2023)

Nhà thơ William Word Worth đã từng nói “Thơ là tri thức đầu tiên và cuối cùng. Nó bất diệt như trái tim con người”. Thật vậy, thơ ca luôn tồn tại và hiện hữu trong văn học, nó đại diện cho cảm xúc và hiện thực còn người qua từng giai đoạn trong cuộc sống.

Trải qua ngần ấy thời gian, đã có rất nhiều nhận định hay về văn học, và thơ ca vẫn luôn là lĩnh vực được quan tâm, chú ý đến. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân từng viết: “Từ bao giờ đến bây giờ, từ Kinh Thi đến Homère đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn mãi là sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó ra đời giữa những buồn vui với loài người cho đến ngày tận thế”. Vậy thơ ca đã có từ bao giờ ? Thật ra, đây là điều mà chẳng ai biết hay có thể lí giải được. “Từ bao giờ đến bây giờ “, từ quá khứ đến hiện tại và cả tương lai nữa, thơ ca vẫn luôn ở đó và cho đến bây giờ chẳng ai còn nhớ rõ thơ văn có từ bao giờ.

Mượn ngôn ngữ thơ văn để miêu tả vẻ đẹp của sông núi, nước non. Vận dụng chất liệu của thơ ca làm sống động thêm những hình tượng trong đời sống. Trong tác phẩm Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, tác giả đã sử dụng thơ ca làm đẹp nên bức tranh Đất Nước, truyền đạt tình yêu, tâm tư, trách nhiệm đến với quê hương, Tổ quốc.

Mở đầu bài thơ Đất Nước, tác giả có viết câu thơ:

        “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể”

Từ những câu thơ đầu có thể thấy, tác giả cũng không biết Đất Nước có từ khi nào, chỉ biết rằng khi lớn lên, Đất Nước đã có rồi. Đất Nước vẫn luôn ở đấy, vẫn luôn như mây trời che chở ta qua từng tháng ngày. Đất Nước hình thành cùng những câu ca dao, những câu chuyện dân gian “ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể “, cũng chính từ đây, tác giả lớn lên và có cái nhìn mới mẻ về cội nguồn, đất nước, lịch sử, văn hoá, văn học.

Từ đây, ta có góc nhìn mới về định nghĩa của Đất Nước và thơ ca. Và điểm chung lớn của cả hai là chẳng ai biết sự ra đời và khoảng thời gian tồn tại, chúng ta chỉ biết rằng khi có Đất Nước, con người thì thơ ca, văn học mới xuất hiện và được lan truyền rộng rãi. Và nhờ có thơ ca, thì những dấu ấn lịch sử, sự phát triển cùa loài người cùng những hiện thực xã hội, con người mới được lưu lại và truyền đời. “Từ bao giờ đến bây giờ”, trước sau như một, thơ ca vẫn như thế, vẫn luôn có chỗ đứng nhất định trong trái tim của nhân loại. Không những thế, thời gian đã chứng minh sự phát triển và trường tồn, thơ ca là mãi mãi.

Khi nhắc đến thơ ca thì Hoài Thanh – Hoài Chân có tác phẩm Thi nhân Việt Nam nổi tiếng vô cùng. Đây là cuốn sách phê bình phong trào thơ Mới, mang tính nghệ thuật ấn tượng, trong đó tác giả đã sử dụng óc chủ quan để cảm nhận và ghi lại những cảm nhận ấy. Các tác giả đã sử dụng thời gian cuộc đời của mình để nghiên cứu rất nhiều tác phẩm thơ như: bài thơ Nhớ rừng (Thế Lữ), Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận),... Bên cạnh việc nhận định các bài thơ, thì tác giả Hoài Thanh – Hoài Chân còn đưa ra những lời phê bình sâu sắc, “lấy hồn tôi để hiểu hồn ngươi”, từ đó thấu hiểu được tâm hồn nghệ sĩ của những nhà thơ, đem những nhận định văn học đến gần với đọc giả.

Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân đã nhắc đến “từ Kinh Thi đến Homere đến ca dao Việt Nam”. Đây là sự hội tụ của những cái hay, cái đẹp của thơ ca trên toàn nhân loại. Sự xuất hiện cùng lúc của Kinh Thi, tác giả Homère, cho đến ca dao Việt Nam đã làm cho câu nhận định trên thêm giá trị, rõ ràng và khẳng định được những ý kiến của tác giả. Tất cả đều được sáng tác từ những câu thơ và xây dựng dựa trên cảm xúc thật của người viết và hoà lẫn vào hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Vậy Kinh Thi là gì, mà được hai tác giả nhắc đến trong phần nhận định của mình? Kinh Thi là bộ tổng hợp thơ ca của Trung Quốc, là tập thơ thế kỉ V TCN. Trong tập thơ Kinh Thi là sự kết hợp giữa nhiều thể loại gồm các bài thơ, ca dao... và trải qua quá trình dài để chỉnh sửa, sưu tầm, biên soạn. Kinh Thi như một bức tranh thu nhỏ, miêu tả xã hội đương thời, từ lịch sử đến phong tục, văn hoá, xã hội Trung Quốc thời cổ đại.

Kinh Thi mộc mạc không tráng lệ, mượn cảnh tả tình, vì thế mà tình cảm cũng chân thành và chất phát hơn nhiều. Mở đầu cho bộ Kinh Thi là bài tình ca “ Quan thư “ ở phần quốc phong:

             “ Quan quan thư cưu

               Tại hà chi châu

               Yểu điệu thục nữ,

               Quân tử hảo cầu.”

Với bề dày lịch sử hơn 2000 năm, bài thơ “Quan thư “ ít nhiều đã đi sâu vào lòng người đọc, chiếm được trái tim những người yêu văn học và tồn tại cho đến ngày nay.

Là một quyển sách tổng hợp thơ ca cổ, Kinh Thi mang đến những giá trị về mặt nội dung, hình thức thơ phong phú. Trải qua nhiều thời kì, sức ảnh hưởng của Kinh Thi trong văn học thêm rõ nét, “bất học Thi vi dĩ ngôn”, chính vì thế mà Kinh Thi có sức ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới và khuynh hướng hiện thực cho văn học Trung Quốc.

          Để làm rõ nhận định của mình, qua từng giai đoạn lịch sử, Hoài Thanh – Hoài Chân đã nêu ra những đại diện xuất sắc, trong văn học, đem tri thức và thời gian cuộc đời cống hiến cho thơ ca. Ngược dòng thời gian về với thời cổ đại, tác giả Homère được xem là một trong những nhà thơ Hy Lạp cổ đại xuất sắc. Với sự cống hiến văn học của mình, hai tác phẩm Iliad và Odyssey do ông sáng tác có sức ảnh hưởng vô cùng đến văn học phương Tây ở hiện đại.

Iliad và Odyssey là thiên sử thi Hy Lạp cổ đại, nó ghi chép lại những diễn biến, hậu quả trong cuộc vây thành Troia. Từ những cuộc chiến tay đôi, đến lời kêu gọi các chiến binh chiến đấu, cùng với các điềm báo về tương lai. Ẩn sâu trong câu từ, bài sử thi của Homère mang nhiều ý nghĩa lịch sử, triết học nhân sinh về những câu chuyện xa xưa của Hy Lạp, chính vì thế mà cặp sử thi huyền thoại ấy đến nay vẫn gây sự chú ý và trở nên phổ biến với các độc giả trên toàn thế giới.

Qua những tác phẩm cổ như Kinh Thi, hay cặp sử thi của nhà thơ Homère mang những giá trị cổ, có sức ảnh hưởng đến văn học hiện đại, thì mặt khác, ở Việt Nam cũng có cho mình kho tàng những tác phẩm thơ, những câu ca dao mang đậm nét truyền thống và tính lưu giữ trọn vẹn. Nền văn học Việt Nam vô cùng hưng thịnh, đa dạng, chính vì thế, trong nhận định của mình, tác giả Hoài Thanh – Hoài Chân đã nhắc đến các câu ca dao Việt Nam.

Trong kho tàng câu ca dao Việt Nam, với muôn vàn những chủ đề về đời sống của con người. Từ xa xưa những câu ca dao như lời dạy của ông bà, và đến nay chúng ta lấy đó làm chuẩn mực của cuộc sống, không gì có thể thay đổi được. Cảm hứng để sáng tác nên những câu ca dao đến từ nhiều góc độ, vì thế mà các câu ca dao mang trong mình rất nhiều chủ đề, vừa thể hiện tình cảm chân thành, vừa truyền đạt được giá trị bài học thông qua những vần thơ. Câu ca dao thể hiện tình cảm yêu nước như:

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

(Ca dao Việt Nam)

Câu ca dao vừa cất lên đã thể hiện tình yêu quê hương đất nước, yêu con người Việt Nam từ những vẻ đẹp dung dị đời thường của những món ăn mang đậm hồn quê đến hình ảnh con người cần cù lao động một nắng hai sương để làm nên hạt gạo, hạt ngọc cho đời khiến người ta cảm nhận được tinh thần nhân văn cao đẹp của dân tộc là một nét văn hoá, là giá trị bền vững không thay đổi suốt chiều dài lịch sử dân tộc.

Hay trong câu ca dao:

“Em thời đi cấy ruộng bông

Anh đi cắt lúa để chung một nhà

Đem về phụng dưỡng mẹ cha

Muôn đời tiếng hiếu người ta còn truyền.”

Câu ca dao vừa thể hiện tình cảm vợ chồng sắc son, hạnh phúc, hoà thuận. Bên cạnh đó, câu ca dao còn thể hiện tấm lòng hiếu kính mẹ cha. Đó vừa là lời dạy, là bài học mà hơn thế nữa, đó là câu ca dao như kinh nghiệm đúc kết từ nhiều thế hệ.

Ca dao Việt Nam như một phần vẻ đẹp của văn học, là sự kết tinh từ văn hoá và kinh nghiệm của người dân Việt Nam qua nhiều đời, lâu dần những câu ca dao ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác và trở nên bất hủ.

          Thơ ca vẫn luôn là cuộc đời, bên cạnh con người, cùng con người vượt qua những lúc buồn vui, trở thành một phần không thể thiếu của con người Việt Nam. Trải qua ngần ấy thời gian, “thơ ca vẫn mãi là sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại”, thơ ca rộng lớn và vô tận, mang đến nhiều tác phẩm văn học có ý nghĩa cho con người và đời sống. Văn học Việt Nam trải dài và xuyên suốt trong quá trình dựng và giữ nước của người Việt ta, hàng loạt những bài thơ ra đời, nêu cao tinh thần trách nhiệm, cùng tấm lòng yêu nước. Tác phẩm Bình Ngô đại cáo ra đời như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, thể hiện đúng tư tưởng nhân nghĩa mới lạ của Nguyễn Trãi:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu…”

Từ những câu đầu của bài cáo đã thấy rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là tinh thần yêu nước, thương dân, quyết chống lại giặc ngoại xâm, bảo vệ và khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.

          Hay trong câu thơ

“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua”.

(Nhớ rừng)

Tác giả Thế Lữ đã xây dựng hình ảnh con hổ oai phong nhưng bị giam cầm trong vườn bách thú, giam cầm đi sức mạnh vốn có của nó, để rồi con hổ ấy mang tâm trạng buồn rầu, nhớ rừng cho đến hết cuộc đời của nó. Tác giả đã nhân hoá hình ảnh con hổ và tâm trạng của nó để thể hiện nỗi tâm sự của mình, và của người dân Việt Nam, nỗi buồn trong hoàn cảnh mất nước, khát khao được tự do, độc lập, tìm một hướng giải thoát nhưng cũng đành bất lực.

Thế đây, thơ ca không chỉ đơn thuần là những câu chữ tầm thường, ẩn sâu trong đấy là tiếng nói tâm hồn, nhịp thở, tình cảm của trái tim người nghệ sĩ trước những thay đổi của cuộc đời. Thơ ca là cuộc sống, “nó ra đời giữa những vui buồn của loài người”, vì thế mà thơ ca và con người có mối quan hệ chặt chẽ, hướng con người đến chân – thiện – mỹ, nâng cao giá trị sống và tinh thần của con người.

Nhà phê bình người Nga từng nói “Thơ ca trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”, mà cuộc đời thì mỗi người sẽ có cách hưởng thụ và cảm nhận riêng, vì thế thơ ca như một bức tranh miêu tả những điểm chung nổi bật trong cuộc sống, mà người đọc thay vì dùng mắt để hiểu thì hãy dùng trái tim và tâm hồn, để có thể trọn vẹn thấu được những ý nghĩa của thơ ca. Và trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thành – Hoài Chân có viết “thơ vẫn mãi là sức đồng cảm liệt và quảng đại”. Khi viết nên một bài thơ, tác giả đã thả vào những tâm trạng và suy nghĩ của bản thân, làm cho thơ ca và con người có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Và sự liên kết này sẽ tồn tại cho đến ngày tận thế.

Thơ vẫn mãi là sức sống, là sự đồng cảm, chia sẻ tâm tình con người trước biến đổi của cuộc sống. 

  • (Có 1 bình chọn)

"Sắc xuân tuổi trẻ" một cụm từ khơi lên trong tâm trí ta nhiều liên tưởng về một thời điểm khi ta còn tuổi bồng bột, nông nổi, lúc mà ta có quá nhiều điều chưa biết về thế giới này, khiến ta có một cảm giác bồn chồn, phấn khích, và từ hiện tại ta lại hoài niệm về thời trẻ...
Cho dù hành trình của văn học có là cuộc hành trình băng xuyên những “khổ đau, thất vọng” thì đích đến cuối cùng vẫn hướng con người tới miền của sáng trong, của hạnh phúc lâu bền giữa thời cuộc...
Câu nói: “Một hòn đá lăn mãi thì rêu sẽ không bám vào được” của Teruko Kobayashi đã mang đến cái nhìn đặc biệt cho thế hệ trẻ về tầm quan trọng của bản thân và sự bứt phá, vượt qua chính mình trong cuộc sống...
Tác phẩm nghệ thuật có giá trị thường khiến người xem, người đọc có những vỡ lẽ, những cái giật mình…. khi bỗng tự nhìn lại cách sống, cách nghĩ của chính mình
Tuổi 18, một tuổi trẻ đầy chông chênh và lo lắng... như lời thức tỉnh cho hàng ngàn những bạn trẻ đang chập chững bước qua độ tuổi trưởng thành, phải đối mặt với thách thức của cuộc đời...
Hồn Trương Ba, da hàng thịt", là một trong những vở kịch đặc sắc của Lưu Quang Vũ, đã được đi công diễn nhiều lần trên sân khấu trong nước và cả ngoài nước...