Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng

25/11/2023

"Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng" (Charles DuBois)

Châu Huệ Trân

Lớp 12a1, Trường THPT Vĩnh Viễn, năm học 2023-2024

Maxim Gorky từng nhận định rằng:“Văn học là nhân học”. Tìm đến văn chương con người được tiếp cận với cái đẹp sâu sắc nhất của ngôn từ dưới nét mực đen trên trang giấy trắng. Với những giá trị tư tưởng sâu sắc của người nghệ sĩ đối với cuộc đời, và con người thì vầng trăng nghệ thuật luôn sáng soi ngòi bút người nghệ sĩ. Văn chương như dòng sữa ngọt lành xoa dịu những đau khổ, những day dứt, dằn vặt trong trái tim con người mỗi khi vấp ngã trên đường đời. Mỗi trang văn được mở ra nhưng những nấc thang đưa con người thoát khỏi những kiếp sống vật vờ để có thể tiếp tục tiến lên phía trước, tìm thấy chính mình, sống vững vàng, bản lĩnh hơn, cũng từ đó mà vươn mình lên thoát khỏi nghịch cảnh của số phận, tìm đến nơi ánh sáng bắt nguồn.Vì thế suốt cuộc đời cầm bút của mình, cũng với những trải nghiệm giữa cuộc sống dâu bể, Charles DuBois đã có nhận định rằng: “Văn học,đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng.”

Phải chăng, người nghệ sĩ đã phải vắt cạn những mảnh tâm tư thầm lắng nhất từ tận đáy tâm hồn để có thể tạo nên một sức sống căng tràncho đứa con tinh thần của chínhhọ.Thực vậy, nhà soạn nhạclừng danh nhất thế kỷ 19 Robert Schumannđã từng nhận định rằng:“Đem ánh sáng vào bóng tối trái tim con người đó là nhiệm vụ của người nghệ sĩ”.Để có thể hiểu rõ và sâu hơn về cung cách, sứ mệnh và vai trò cao cảcùng tiếng lòngcủa một người nghệ sĩcầm bút viết lên tuyệt tác nhân loại, taphảicùngxuôi theo dòng chảy văn học để chứng thực những tuyệt tác mĩ miều mang tính biểu tượng của dòng chảy thời gian ấy.

Chẳng phải tự nhiên mà câu nhận định đúng đắn và tinh tế “cái đẹp là cuộc sống” của Secnuxepski tồn tại. Mỗi tác phẩm văn học chân chính khi đưa đến tiếp cận với đại chúng đều phải đảm bảo và chu toàn được những giá trị sâu sắc và đưa người đọc đến với những vẻ đẹp chân - thiện - mỹ một cách trọn vẹn. Văn học trong đời sống lâu nay luôn bồi dưỡng tâm hồn người nghệ sĩ từng này, hun đúc nên những công trình kiến trúc tuyệt đẹp từ những viên gạch ngôn từ tuyệt mỹ. Cũng chính vì sự cảm thụ văn chương tinh tế của người cầm viết mà người nghệ sĩ được uốn nắn ngòi bút linh hoạt và dẻo dai từng ngày để rồi tìm đến những cái đẹp còn ẩn giấu sâu trong con tim nghệ thuật không ngừng đập lên liên hồi trước những điều kì diệu và vĩ đại của tạo hoá.

“Nghệ thuật là chiếc kính hiển vi mà người nghệ sĩ dùng để soi vào những điều bí ẩn của tâm hồn mình và trình bày những điều bí ẩn chung cho mọi người.” (LevTolstoy).Người nghệ sĩ chân chính và tinh tế luôn biết cách tạo nên những giá trị thiết thực cần có cho đứa con tinh thần của mình.Họ quan sát và trau chuốt những nét tao nhã nhất để có thể diễn tả hết nhữngchức năng văn học của tác phẩm.Sự kết hợp hài hòa giữa những chức năng thuần tuý của văn họcgồm tínhgiáo dục, thẩm mỹ và nhận thức cũng đóng vai trò không hề nhỏ để tạo nên ấn tượng in dấu sâu sắc trong tâm trí độc giả khi tác phẩm được đưa ra để tiếp cận với đại chúng. Nói một cách chính xác và khoa học ra thì văn học nghệ thuật có 3 chức năng chủ yếu : nhận thức - giáodục - thẩm mĩ. Bởi vì giáo dục, thẩm mĩ, nhận thức là 3 phương diện khác nhau của một vấn đề, của một sự vật. Chức năng này đồng thời biểu hiện chức năng kia và tồn tại trong chức năng kia và ngược lại.

Ánh sáng luôn tạo ra nguồn năng lượng tích cực, rọi bước cho những mảnh đời từng bước thoát khỏi nơi tăm tối tự đáy tâm hồn người. Tuy vậy mà nhờ có cái đẹp của văn chương, mọi cái xấu xa, cái tàn nhẫn nhất đều sẽ phải chịu sự băng hoại mà đầu hàng trước ánh hào quang ấm áp của cái thiện lành, phúc đức từ dòng máu nóng đang chảy vào trái tim người nghệ sĩ. Ánh sáng văn chương là sự chữa lành vô hạn, nuôi nấng cảm xúc và vun đắp những khát khao.

Trong câu chuyện “Hai đứa trẻ”của tác giả Thạch Lamđã làm ta không khỏi kinh ngạc trước cái nhìn sâu lắng, đầy xúc cảm của Thạch Lam thông qua hình ảnh đoàn tàu chạy qua phố huyện nghèo mang theo thứ ánh sáng huyền ảo, thắp sáng hy vọng và nguyện ước không chỉ của riêng hai chị em mà còn là cả những ước mơ thoát khỏi những ngày sống khốn khó của những người dân buôn bán quanh ga tàu toạ lạc tại phố huyện heo hút ấy. Hình ảnh ánh sáng đoàn tàu được tác giả đề cập tới xuyên suốt tác phẩm vô cùng sâu sắc và độc đáo. Ánh đèn lập loè cùng đoàn tàu gợi nhớ lại cho hai chịem Liên những ngày sống ấm no, gia đình đoàn tụ nơi thủ đô Hà Nội, nhớ những quà vặt, thức uống giải khát thường được bố mẹ mua cho trong những ngày dạo phố. Có thể nói, chính bởi những mộng tưởng tươi đẹp về một ngày đoàn tụ không xa, thoát khởi cái nơi bốc lên cái mùi của sự khổ cực ấy mà chị em Liên chưa từng một lần nguôi ngoai hy vọng và cũng hình ảnh đoàn tàu hằng đêm chạy qua phố huyện bé nhỏ ấy đã nuôi giữ ý chí mãnh liệt về một tương lai tốt đẹp hơn, ít nhất là khá khẩm hơn hoàn cảnh chung bây giờ. Một niềm tin mỏng manh tưởng chừng như viễn vông không tưởng nhưng lại quý giá vô cùng.

Tác giả Thạch Lam thực sự bàytỏ đôi niềm thân mật, yêu thương với vùng quê này rất nhiều bởi thông qua cách ông tinh tế gửi gắm những thông điệp thông qua những ánh đèn. Không chỉ có ánh đèn tàu mà còn có cả ánh đèn dầu được thắp lên tượng trưng cho niềm tin của chính tác giả, vẻ đẹp con người chốn phố huyện cùng một sức sống mãnh liệt của con người được bồi đắp ngày một lớn mạnh hơn nhờ bởi cảnh vật quen thuộc hằng đêm mà họ mong mỏi. Khi con người ta mang những khát vọng và mục đích lớn lao, luôn hướng tới phía chân trời xa xăm kia thì mỗi ngày trôi qua mới thực sự có ý nghĩa. Khi được tiếp cận tới tác phẩm cũng như được trải nghiệm nó một cách cụ thể và rõ ràng hơn, ta không khỏi xuýt xoa bởi lối diễn dãi đầy cảm xúc mà người nghệ sĩ đã gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình vào nó.

Nguyễn Tuân là một người nghệ sĩ suốt đời săn lùng cái đẹp, ông nhìn thấy cái đẹp không chỉ hiển hiện ở những khung cảnh kì vĩ, mà còn tiềm ẩn ở những con người bình dị.“Chữ người tử tù”là một tác phẩm thể hiện tài năng và bút lực của Nguyễn Tuân, ông tìm thấy vẻ đẹp thiên lương trong sáng ở những nhân vật mà nhìn bề ngoài tưởng chừng như vô cảm, lạnh lùng đó là quản ngục và thầy thơ lại.Nhà văn Nguyên Tuân đã thành công khắc hoạlên vẻ đẹp của hai tầm hồn của Huấn Cao và viên quản ngục. Hai số phần đứng ở hai cươngvị, hai tầng lớpkhác nhau nhưng điều bất ngờ nhất mà chẳng ai có thể tưởng tượng được rằng, viên cai ngục ấy lại ngưỡng mộ và tiếc thương cho một kiếp người tài hoa, cùng tấm lòng thiên lương cao cả nhưng giờ phải chịu cảnh cổ gông, xiềng xích. Vẻ đẹp con người của Huấn Cao được Nguyễn Tuân tinh tế miêu tả qua từng nét chữ của người tử tủ trong nơi tăm tối như nhà ngục. Ánh lửa lập loè cùng dáng người cần mẫn, nắn nót từng khuôn chữ quả thật chẳng đúng chút nào. Chẳng cần thư phòng sạch sẽ khang trang, chỉcần một tấm lòng mang cùng niềmđam mê thanh thoát, hướng tới những niềm lạc quan tươi sáng phía xa chân trời. Nơi mà ánh sáng ý chí của những con người đẹp được bừng lên rực rỡ, vượt qua mọi bất công, oan trái từ định kiến xã hội.

Chủ đề của thơ cũng đa dạng và phong phú không kém cạnh các loại hình khác. Lời thơ bất hủ, mang đậm bản sắc dân tộc cùng lòng yêu thương đất nước, con người nồng nàn để lại cho đời biết bao tác phẩm cách mạng để cổ vũ tinh thần kháng chiến. Dùng lời thơ để bày tỏ tâm tư, lý tưởng sống cống hiến cao đẹp sau khi được giác ngộ bởi Đảng, ta không thể nhắc tới Tố Hữu, nhà thơ tiêu biểu của cách mạng Việt Nam.

“Từ ấy” là bài thơ ngợi ca lí tưởng cách mạng, diễn tả một nỗi niềm hân hoan, vui sướng của một con người hết lòng vì Đảng ở độ tuổi xuân xanh đầy hy vọng và nhiệt huyết. Cuộc đời ông đã có những phút giây ưu tư, băn khoăn về ý nghĩa của cuộc sống này nhưng rồi một ngọn gió mới mang đến cho Tố Hữu hơigió mát cùng ánh sáng khát vọng chiếu rọi tâm hồn ông, một ánh sáng của chân lý, là lý tưởng cách mạng vĩ đại.

"Từấytrongtôibừngnắnghạ

Mặttrờichânlýchóiquatim
Hồntôilàmộtvườnhoalá
Rấtđậmhươngvàrộntiếngchim.”

Thi phẩm “Tôi yêu em” (Puskin) tạo cơ hội cho độc giả gặp gỡ tình yêu chân thành, đằm thắm và cao đẹp:

“Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”

Điệp khúc “tôi yêu em” khẳng định bản chất mối tình này là “chân thành, đằm thắm”. Trong nguyên bản tiếng Nga, động từ “yêu” được để ở thể chưa hoàn thành, cũng có nghĩa là tình yêu của “tôi” sẽ không bao giờ tắt, không bao giờ nhạt phai. Đó cũng chính là cái gốc của tấm lòng cao thượng trong tình yêu này.

Tác phẩm văn chương kinh điển sở dĩ tồn tại được là nhờ tác giả đó biết tạo nên cái đẹp, và vinh danh cái đẹp cho người đọc cảm nhận và thấu hiểu, chính vì thế văn chương mới trở nên có giá trị, ý nghĩa. Giá trị hiện thực sâu sắc dưới ngòibúttỉ mỉ của các nhà thơ, nhà văn đã tạo nên thành công và màu sắc cho riêng mình. Các tác phẩm của họ có thể sống đời hay không cốt cũng phụ thuộc vào toàn bộ tâm tư, tình cảm, lý tưởng của người viết muốn truyền tải. Văn học luôn gắn liền đời sống cũng như nắm gọn hết tinh hoa nhân loại nên giá trịcủachúng sẽ mãi tăng lên theo thời gian chứ chẳng thể nào mục rữa hay bị huỷ hoại bởi bất kì tác nhân nào. Văn học trường tồn, đi qua biết bao thể hệ, giai đoạn lịch sử, văn học chỉ có thể được sinh ra và tiếp tục sinh sôi, phát triển chứ không thể lùi tàn hay bị vùi lấp bởi sự tiến bộ của thời đại. Chính vì lẽ đó mà nhận định đúng đắn của Charles Dubois lại phần nào được củng cố và chiêm nghiệm cùng những áng thơ văn: “Văn học,đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng”.

Châu Huệ Trân

  • (Có 2 bình chọn)

"Sắc xuân tuổi trẻ" một cụm từ khơi lên trong tâm trí ta nhiều liên tưởng về một thời điểm khi ta còn tuổi bồng bột, nông nổi, lúc mà ta có quá nhiều điều chưa biết về thế giới này, khiến ta có một cảm giác bồn chồn, phấn khích, và từ hiện tại ta lại hoài niệm về thời trẻ...
Cho dù hành trình của văn học có là cuộc hành trình băng xuyên những “khổ đau, thất vọng” thì đích đến cuối cùng vẫn hướng con người tới miền của sáng trong, của hạnh phúc lâu bền giữa thời cuộc...
Câu nói: “Một hòn đá lăn mãi thì rêu sẽ không bám vào được” của Teruko Kobayashi đã mang đến cái nhìn đặc biệt cho thế hệ trẻ về tầm quan trọng của bản thân và sự bứt phá, vượt qua chính mình trong cuộc sống...
Tác phẩm nghệ thuật có giá trị thường khiến người xem, người đọc có những vỡ lẽ, những cái giật mình…. khi bỗng tự nhìn lại cách sống, cách nghĩ của chính mình
Tuổi 18, một tuổi trẻ đầy chông chênh và lo lắng... như lời thức tỉnh cho hàng ngàn những bạn trẻ đang chập chững bước qua độ tuổi trưởng thành, phải đối mặt với thách thức của cuộc đời...
Hồn Trương Ba, da hàng thịt", là một trong những vở kịch đặc sắc của Lưu Quang Vũ, đã được đi công diễn nhiều lần trên sân khấu trong nước và cả ngoài nước...